Cơm Sườn Cây Bà Tư
Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam.
Cháo Chú Chen không dừng lại ở nét đẹp văn hóa
Nhìn làn khói bếp mơ màng tỏa ra từ góc phố nhỏ, vài nhành củi rực hồng ủ quanh niêu cháo sườn sôi bung búc. Chú Chen lại nhớ đến ngày còn bé, mỗi lần mưa đến, thi nhau chạy ra phố tắm mưa, người lạnh buốt cả đám vây lại bên niêu cháo sườn nóng hổi vừa thổi vừa xì xụp..
Mấy mươi năm trôi qua, Hà Nội có nhiều đổi mới; không còn lũ trẻ dầm mưa, không còn mơ màng làn khói bếp, nhưng hương vị cháo sườn xưa cũ vẫn còn đó.
Hương và vị đặc biệt ấy, chú Chen đã truyền lại một cách trọn vẹn cho người học trò thân thương của mình với hy vọng sẽ gửi gắm được tấm lòng thảo thơm đất Bắc vào miền Nam:
“Hãy để thực khách của con thưởng thức và họ sẽ cảm nhận được cái thiện, cái tâm mà con gửi muốn gắm qua từng niêu cháo…”
Đặc điểm hình thái của Cây Măng Cụt
Măng Cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á nhiệt đới.
Thân, tán, lá: Măng Cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài
Đặc điểm hình thái của Cây Măng Cụt
Hoa, quả, hạt: Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon.
Đặc điểm sinh thái của Cây Măng Cụt
Cây Măng Cụt dễ trồng, dễ chăm sóc được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Măng Cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Đặc điểm sinh thái của Cây Măng Cụt
Lượng mưa: Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm. Cây Măng Cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng quá khô hay quá ẩm.
Nhiệt độ- ẩm độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%
Che bóng: Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất, Cây Măng Cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.
Trái Măng Cụt giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Theo các công trình nghiên cứu thì Trái Măng Cụt có nhiều hỗn hợp kháng thể Xanthones thiên nhiên. Cho đến bây giờ công trình nghiên cứu y khoa này đã khám phá ra trên 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong Vỏ Măng Cụt (Khoảng 20% của tổng số kháng thể Xanthones đã được khám phá trên địa cầu), và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bang Trái Măng Cụt về phương diện này.
Trái Măng Cụt giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Nhờ thế mà Trái Măng Cụt có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, chống béo phì, ngừa cao huyết áp, chống viêm, ngăn ngừa bệnh tiểu đường (Tuyp II), bệnh tim mạch…
Trái Măng Cụt được sử dụng chủ yếu ăn tươi, vỏ trái dày nên việc vận chuyển dễ dàng. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến còn bào chế ra các loại dược liệu từ Trái Măng Cụt phục vụ cho việc chữa bệnh cho mọi người. Vì thế, Trái Măng Cụt từ lâu đã mệnh danh là “ Nữ Hoàng Trái Cây”.
Măng Cụt trồng được ở những vùng nào?
Măng Cụt làm loại trái cây đặc sản của các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ. Hàng năm, vào mùa thu hoạch Trái Măng Cụt được vận chuyển đi khắp cả nước để bán cho người tiêu dùng.
Măng Cụt trồng được ở những vùng nào
Điều kiện đất đai, khí hậu, độ ẩm…ở Miền Nam nóng ẩm mới cho phép Cây Măng Cụt sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Đến nay, Cây Măng Cụt được nhân giống và trồng thêm ở Miền Bắc, Miền Trung song cây khó cho quả và năng suất kém nên không được trồng rộng rãi.
Cây Măng Cụt giúp Bà con bao đời thoát nghèo
Tại đây đã có nhiều tấm gương người nông dân vượt khó làm giàu, đơn cử như ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa, tỉnh Bến – người đã thành công trong xử Măng Cụt ra hoa sớm bằng phương pháp phủ bạt thì chia sẻ: “Cây Măng Cụt thực tế nếu xử lý cho trái chính vào khoảng tháng 3 âm lịch thì giá trị kinh tế rất cao, giá bán có lúc đạt từ 90 đến 120 ngàn đồng/kg. Năm 2014, tôi thu hoạch hơn 10 tấn Măng Cụt, giá bán cao nhất đạt 100 ngàn đồng/kg, giá thấp nhất cũng trên 30 ngàn đồng/kg”.
Ông Tuấn áp dụng biện pháp phủ bạt cho cây ra hoa sớm nay cũng trên 5 vụ và đều mang lại hiệu quả. Ít nhất cũng có 40% cây cho trái sớm, nhưng điều quan trọng là cây ra hoa đồng loạt, thu hoạch cũng thuận tiện hơn để cây ra hoa tự nhiên.
Cây Măng Cụt giúp Bà con bao đời thoát nghèo
Ông Tuấn cho biết thêm thì cách phủ bạt Cây Măng Cụt cũng gần giống như Cây Chôm Chôm, Sầu Riêng, tuy nhiên đối với Cây Măng Cụt có phần nhẹ công hơn. Sau khi thu hoạch xong vào khoảng tháng 4 âm lịch, ông Tuấn tiến hành rải phân cho cây ra đọt. Khi đọt già vào khoảng rằm tháng 8 âm lịch anh bắt đầu phủ bạt, xiết nước. Khoảng 50 ngày tưới nước để kích thích bông sau đó tiếp tục đậy cho khô đất là cây sẽ ra hoa và cho trái chín vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch.
Chất lượng Trái Măng Cụt chín vào thời điểm này rất ngon, 100% không có hiện tượng xì mủ, giá bán rất cao. Đặc biệt, xử lý cho cây ra hoa theo phương pháp này năng suất Cây Măng Cụt tăng hơn, nếu để cây ra hoa tự nhiên thì 1 hecta thu hoạch 12 tấn, nếu xử lý thì có thể đạt 18 đến 20 tấn/ha.
Chính quyền nỗ lực giữ lại “ Cây đặc sản”
Hiện nay, chính quyền ở nhiều tỉnh của Miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ…đều chú trọng việc bảo vệ và phát triển diện tích trồng Măng Cụt. Đồng thời xây dựng thành công các tổ liên kết sản xuất Măng Cụt đạt tiêu chuẩn Vietgap.
Măng Cụt được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được cán bộ địa phương hỗ trợ về kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để giúp cây cho năng suất cao, giá bán tốt. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng an tâm về chất lượng, thị trường xuất khẩu Măng Cụt mở rộng hơn.
Với giá bán khá ổn định, mức giá thấp nhất cũng khoảng 18 ngàn đồng/kg tại vườn thì một 1000 m2 trồng Cây Măng Cụt cũng mang lại thu nhập hơn 20 triệu đồng.
Ngoài ra các hộ còn sử dụng phương pháp trồng xen thêm Dừa Xiêm, Bòn Bon, Chuối… trong vườn Măng Cụt. Với cách làm này, giúp các gia đình tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Cây Măng Cụt không tốn nhiều công chăm sóc, so với các cây trồng khác nếu chi phí sản xuất 1000 m2 có thể dao động từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/năm thì Cây Măng Cụt chỉ tốn không tới 500 ngàn/năm, chủ yếu là tiền phân bón. Điều đặt biệt là Cây Măng Cụt không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, rất tiết kiệm chi phí và nhân lực cho nhà vườn.
Làm thế nào để Măng Cụt cho năng suất cao?
Để Cây Măng Cụt đạt năng suất cao thì kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa sớm đóng vai trò quan trọng hơn cả. Người trồng phải cung cấp đủ lượng nước và giữ ẩm cho cây, cũng như bón phân, tỉa cảnh tạo tán, diệt cỏ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Làm thế nào để Măng Cụt cho năng suất cao
Đặc biệt 3 năm đầu cần chú ý chăm sóc đặc biệt, việc che bóng tránh ánh sáng trực tiếp cho Cây Măng Cụt là rất cần thiết. Bởi nếu không được che bóng cây có thể bị chậm phát triển còi cọc và chết.
Vào giai đoạn cây bắt đầu cho trái kinh doanh, muốn có Trái Măng Cụt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngoài trọng lượng lớn hơn 80 g, màu sắc phải tươi láng. Muốn vậy, Bà con cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa để trái không bị chảy nhựa ra ngoài vỏ cũng như vào trong cơm trái. Điều này có nghĩa là Bà con phải can thiệp làm cho cho Cây Măng Cụt ra lá non từ tháng 8-9 dl để cây trổ hoa vào tháng 11-12 dl.
Trồng Măng Cụt mang lại nhiều lợi ích cho xã hội
Măng Cụt được xem là là Giống Cây Ăn Trái có tiềm năng và cơ hội cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc trồng Măng Cụt đã tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ…góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương.
Trồng Măng Cụt mang lại nhiều lợi ích cho xã hội
Hơn nữa, Để gia tăng năng suất Măng Cụt Bà con có thể dễ dàng ứng dụng các kỹ thuật xử lý ra hoa sớm đồng thời tăng cường việc trồng xen canh những loại Cây Trái Khác để gia tăng hiệu quả kinh tế. Cây Măng Cụt ở những năm đầu mới trồng rất ưa bóng nếu không được che bóng cây còi, khó phát triển.
Măng Cụt trồng bao lâu có trái?
Cây Măng Cụt chỉ cho trái khi cây trồng 8-10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương pháp chăm sóc. Trái Măng Cụt thông thường có trọng lượng >80g, vỏ trái tươi láng, không dính mủ mới là trái đạt tiêu chuẩn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc là yếu tố quyết định đến năng suất và thời gian của cây. Măng Cụt cần phải được trồng trên đất giàu dinh dưỡng, ở những vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm.
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%. Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất Măng Cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.
Ngoài ra, Bà con cần phải bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn. Chú ý, làm cỏ định kỳ, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh kịp thời thì cây mới có thể cho trái đúng độ tuổi.
Làm thế nào để Măng Cụt cho trái sớm?
Nhiều nhà vườn thắc mắc, các cây trồng khác muốn cho trái sớm có thể trồng từ cây ghép. Bởi ưu điểm của việc trồng cây ghép, cây sẽ cho trái sớm hơn cây trồng từ hạt, cây ghép khi đạt 4- 5 tuổi tùy vào cách thức chăm sóc đã cho trái trong khi trồng cây từ hạt từ 8-10 năm cây mới bắt đầu cho trái.
Làm thế nào để Măng Cụt cho trái sớm
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Mã Lai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng bằng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt. Vì thế, Bà con cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn giống để trồng. Bởi ngoài yếu tố giống thì chế độ chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cho trái của cây và chất lượng, năng suất trái.
Hiện nay, Cây Măng Cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có một giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt nam để ít tốn kém
Do Măng Cụt là loại Cây Ăn Quả không cần có sự thụ phấn để đậu trái, hạt phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ (trừ các trường hợp đột biến có thể xảy ra).
Phương pháp nhân giống: Cây Măng Cụt có thể được nhân giống theo ba cách là gieo từ hạt, dùng phương pháp ghép ngọn hoặc tháp cành. Tuy nhiên, Cây Măng Cụt trồng bằng hạt tốt hơn cây ghép.
Chuẩn bị vườn trồng Cây Măng Cụt
Thiết kế vườn: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và những nơi có điều kiện tương tự Bà con đào mương lên liếp (mương rộng 2m, liếp rộng 5m). Hệ thống mương liếp phải thông nhau để thuận tiện trong việc di chuyển trên vườn cũng như cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thiết.
Chuẩn bị vườn trồng Cây Măng Cụt
Ngoài ra, Bà con cần có hệ thống đê bao cho từng vườn hay đê bao cho từng khu vực có điều kiện tương tự nhau, để chủ động nước cho vườn cây.
Vùng có địa hình cao như Miền Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự thì Bà con cần thiết kế hệ thống rãnh thông nhau để tiêu thoát nước kịp thời khi có mưa bão, nhằm tránh hiện tượng ngập úng cục bộ.
Mật độ: Nên trồng Măng Cụt với khoảng cách 6-7m/ cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dày nhưng tán cây không được giáp nhau, do đó phải tỉa cành tạo tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch.
Chuẩn bị hố trồng: Hố được đào với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân N- P- K/ gốc.
Đặt cây con: Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi có khoảng 12-13 cặp lá và 01 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, tưới nước và che bóng cho cây ngay sau khi trồng.
Các kỹ thuật chăm sóc Cây Măng Cụt bao gồm: che bóng, tủ gốc giữ ẩm, tưới nước, bồi liếp, bón phân…được thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Cây Măng Cụt là cây ưa bóng, cây con khó sống ngoài trời nên cần được che mát trong 4-5 năm đầu vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể làm cây chậm phát triển. Bà con thường trồng xen Cây Chuối để hạn chế 50-60% ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhất là trong hai năm đầu sau khi trồng ra vườn. Trồng Chuối cách gốc măng cụt 1-2m về 4 hướng hoặc chỉ trồng ở hai hướng Đông và Tây.
Măng Cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn đồng thời do hệ thống rễ cây không có lông hút và phát triển kém nên Rễ Măng Cụt khi tiếp xúc với đất khó hút nước vì vậy cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cây con và cây đang mang trái.
Ngay sau khi trồng Bà con nên dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ mô trồng quanh cây một lớp dày khoảng 5-10cm và cách xa gốc khoảng 10-20cm, trong mùa khô để giảm sự bốc thoát hơi nước.
Hàng năm, vào mùa nắng Bà con cần vét bùn ở mương lên bồi liếp nhằm nâng cao mặt liếp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây và chỉ cần bồi một lớp bùn mỏng khoảng 3-4cm.
Cây Măng Cụt cho trái cách năm rất thường xảy ra, chủ yếu là do việc bón phân cho cây hầu như chưa được quan tâm. Vì thế, chúng tôi giới thiệu quy trình bón phân để Bà con tham khảo như sau:
Giai đoạn cây con: Bón 5-10kg phân chuồng/cây/năm. Phân vô cơ ở giai đoạn chưa cho trái có thể bón phân N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20-20-15.
Giai đoạn cây cho trái: Bà con bón làm 3 lần, lần 1 ngay sau khi thu hoạch, lần 2 khi cây ra hoa 30-40 ngày, lần 3 sau khi đậu trái khoảng 2cm. Các loại phân dùng để bón chủ yếu là phân chuồng hoai, phân vô cơ (lân và kali)
Ngoài ra để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái còn có thể phun phân bón lá Growmore ( 20:20:20) 10g/8lít nước phun làm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào 2 tuần sau khi đậu trái và cũng có ý kiến của nông dân cho rằng trong giai đoạn trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi Dolomite 2Kg/cây sẽ tăng được phẩm chất trái.
Trừ cỏ dại: Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh, nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ.
Tỉa cành tạo tán: Tỉa cành tạo tán cho Cây Măng Cụt phải được chú ý thực hiện thường xuyên ngay khi cây còn nhỏ, cần tỉa bỏ các cành mọc dày đặc, cành vượt mọc đứng trong thân, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại các cành mọc ngang, cành khoẻ mạnh để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái, sau khi thu hoạch xong phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu nằm trong tán cây.
Treo cành: Cây Măng Cụt có cành to nhưng lại rất giòn và dễ gãy, do đó ở cây có cành phát triển tốt cần phải dùng dây nylon chắc để kéo cành lên, nhằm tránh gãy nhánh hư cành bằng cách cột một đầu dây vào cành và đầu còn lại cột vào thân cây chính. Việc treo cành là cần thiết nhất là trong mùa mưa bão, trong giai đoạn cây mang trái và trong vụ thu hoạch.
Cách chăm sóc cây ra hoa đúng vụ
Giai đoạn cây bắt đầu cho hoa kết trái được cho là giai đoạn cây kinh doanh, vì thế ngoài khâu giữ ẩm, tưới nước, diệt cỏ, tỉa cành tạo tán…thì bón phân cũng cần phải đúng kỹ thuật và liều lượng.
Bà con bón phân theo 3 lần như bên dưới chúng tôi hướng dẫn:
Lần 1: Thời điểm bón là ngay sau khi thu hoạch xong Bà con cần tỉa cành, tạo tán. Sau đó Bà con bón 20-30kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân phân vô cơ có hàm lượng đạm cao để giúp cây nhanh ra đọt mới. Bón phân chuyên dùng cho Cây Ăn Trái AT1. Cũng có thể bón phân hữu
cơ kết hợp với phân vô cơ theo công thức như sau N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20:20:10.
Lần 2: Thời điểm bón là trước khi cây ra hoa 30-40 ngày, giai đoạn này Bà con nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao. Bà con lưu ý tránh bón nhiều phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự ra hoa. Bón phân chuyên dùng Cây Ăn Trái AT2 hoặc N:P:K 8-24-24.
Lần 3: Thời điểm bón là sau khi đậu trái lúc trái khoảng 2cm, bón phân có hàm lượng kali cao, bón phân với công thức N:P:K 13-13-21 hoặc AT3. Liều lượng phân từ 0.5kg-4kg phân vô cơ/lần/cây tùy vào độ tuổi của cây.
Cách chăm sóc cây ra hoa đúng vụ
Ngoài ra để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái còn có thể phun phân bón lá Growmore ( 20:20:20) 10g/8lít nước phun làm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào 2 tuần sau khi đậu trái.
Cách bón phân: Bà con xới xung quanh gốc bón theo tán cây vì vậy việc bón phân cho Cây Măng Cụt chưa phát huy hết hiệu quả khi sử dụng phân bón. Tốt nhất Bà con nên đào rãnh chung xung gốc ở 2/3 tán, sâu 15-20cm rộng từ 20-30cm bón phân vào rãnh, lấp đất lại hoặc cũng có thể xới xung quanh cách gốc khoảng 40-50cm đến 2/3 tán cây bón phân vào và tưới nước đầy đủ sau khi bón.
Chăm sóc và xử lý Măng Cụt ra hoa sớm
Thông thường Cây Măng Cụt sẽ cho thu hoạch trái vào mùa mưa, thời điểm này mưa nhiều sẽ khiến cho Trái Măng Cụt bị sượng, mẫu mà không được đẹp ảnh hưởng đến giá bán. Vì thế, các nhà vườn thường áp dụng kỹ thuật xử lý cho Măng Cụt ra hoa sớm để có thể thu hoạch quả trước mùa mưa.
Đặc tính của Măng Cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc cho Măng Cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt, thời điểm ra hoa đầu mùa khô.
Một trong các kỹ thuật được Bà con sử dụng đó là xiết nước (xử lý cây khô hạn) trước khi mùa khô đến. Nghĩa là phải làm cho Cây Măng Cụt ra lá non từ tháng 8-9 dl để cây trổ hoa vào tháng 11-12 dl
Chăm sóc và xử lý Măng Cụt ra hoa sớm
Sau thu hoạch, Bà con tiến hành tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cành vượt, cành cấp 1, cắt bỏ cặp lá đầu cành và bón phân đợt 1. Sau 20 ngày bắt đầu phun Thiore giúp cây ra đọt non đồng loạt. Khi lá thuần thục tiến hành bón phân đợt 2, phun MKP kết hợp xiết nước tạo khô hạn (cuối tháng 9), không cho nước vào vườn giai đoạn này. Sau 30 – 40 ngày xiết nước, nhìn cây có hiện tượng héo lá, cho nước vào mương tưới đẫm, nếu ngập càng tốt, sau đó xiết nước trở lại cho đến khi cây ra hoa mới thả nước vào vườn tưới. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.
Sau 30 – 40 ngày hoa nở là bón phân đợt 3, kết hợp phun phân bón lá tăng trọng, nâng cao phẩm chất trái. Sau 115 – 120 ngày hoa nở là đến thời kỳ trái chín.
Giai đoạn cây ra hoa và mang trái: Cần tưới nước cách ngày cho cây nhất là lúc sau khi cây trổ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Trong giai đoạn cây mang trái nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm tránh trường hợp vườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng trái non.
Cách phòng chống sâu bệnh cho Cây Măng Cụt
Một số sâu bệnh gây hại thường gặp trên Cây Măng Cụt là Bệnh Chết Nhánh, Bệnh Đốm Rong, Bệnh Xì Mủ Sượng Trái…
Xì Mủ, Sượng Trái là hiện tượng khá phổ biến trên Cây Măng Cụt. Triệu chứng dễ thấy là vỏ trái bị xì mủ, thịt trái bị sượng, phẩm chất giảm trầm trọng.
Phòng chống bệnh: Cần phải giữ cho vườn cây đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa và xử lý cho cây ra hoa sớm, cho thu hoạch trái trước khi mua mưa đến. Cụ thể là xử lý Măng Cụt ra bông sớm vào tháng 11 để thu hoạch trong tháng 4 dương lịch (giai đoạn chín hoàn toàn rơi vào mùa nắng).
Bệnh này do nấm Collectotrichum gây ra. Bệnh có thể phát sinh trên lá, cành và trái. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm có thể liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá. Trên trái bệnh tạo thành những đốm màu nâu đen có thể làm trái thối khô và rụng. Nấm tồn tại trên các lá và trái bị bệnh, phát tản lây lan do gió và nước. Bệnh sẽ phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp.
Bệnh Thán Thư trên Cây Măng Cụt
Phòng trị: Bằng các biện pháp tỉa cành tạo tán để cây thông thoáng, nhiều ánh sáng và khô ráo. Khi phát hiện mới có bệnh, Bà con dùng các loại thuốc như Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M, phun ướt đều lên tán lá hoặc khi trái còn non.
Bệnh Chết Nhánh do nấm Zignoella gorcirea. Dấu hiệu nhận biết là trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành, trong trường hợp bị nặng thì cây có thể bị chết.
Biện pháp phòng trừ: Bà con cắt và loại bỏ những cành bị hại nặng, những cành khô chết để hạn chế lây lan; quét nơi vết cắt bằng các loại thuốc gốc đồng, có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha vời thuốc gốc đồng vào gốc cây ở đầu mùa mưa.
Tác nhân gây bệnh được xác định là do nấm Capnodium sp. Triệu chứng của bệnh là bệnh phát triển với các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ quanh các cành và chồi non. Phần phiến lá phía trên vết bệnh khô dần và chết. Bệnh phát triển khi điều kiện khí hậu chuyển sang khô.
Cách phòng trừ: Bà con có thể phun các loại thuốc gốc đồng để phòng và trừ bệnh này.
Bệnh này tấn công trên rất nhiều loài Cây Ăn Quả trong đó có cả Măng Cụt. Bệnh trở nên nghiêm trọng ở những vườn cây chăm sóc kém. Tác nhân gây bệnh là do tảo Cephaleuros virescens.
Bệnh Đốm Rong trên Cây Măng Cụt
Triệu chứng: Bệnh xảy ra trên lá, thân, nhánh. Tảo tấn công trên thân nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lỗ màu xám xanh hoặc vàng (lúc đang sinh sản).
Biện pháp phòng trừ: Phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc gốc đồng, có thể dùng vôi quét lên thân cây.
Sâu Vẽ Bùa (Phyllocnistis citrella)
Triệu chứng: Sâu non mới nở ăn biểu bì lá, tạo thành những đuờng ngoằn ngoèo và có thể gây cháy từng mảng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Phòng trị: Phun các loại thuốc để phòng trị Sâu Vẽ Bùa trên Măng Cụt như: Sherzol 205EC, Saliphos 35EC, Confidor, Applaud, Dầu DC-Tron plus vào giai đoạn ra lá non theo liều lượng khuyến cáo.
Triệu chứng: Bọ Trĩ gây hại hoa và giai đoạn trái non, chúng tấn công làm trái chảy nhựa, tạo thành các vết sẹo trên vỏ trái làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm.
Phòng trị: Tỉa bỏ các cành trong tán giúp cây thông thoáng sẽ giảm mật số Bọ Trĩ. Có thể phun ngừa vào giai đoạn trái non bằng các loại thuốc: Fenbis 25EC, Malate 73EC, Confidor, Dầu DC-Tron plus theo liều lượng khuyến cáo.
Triệu chứng: Thành trùng Nhện Đỏ rất nhỏ, màu vàng hay đỏ nhạt, có tám chân. Nhện cắn phá vỏ trái làm vỏ sần sùi như da cám, làm giảm chất lượng trái và giá trị thương phẩm.
Phòng trị: Có thể phun nước với áp lực mạnh lên tán cây vào mùa nắng sẽ làm giảm mật số Nhện Đỏ, có thể dùng các loại thuốc để phun ngừa như: Dimenate 40EC, Saliphos 35EC, Ortus, Dầu DC-Tron plus, Confidor theo khuyến cáo vào giai đoạn cây mang trái non.
Tiêu chuẩn của Cây Giống Măng Cụt
Hiện nay, Măng Cụt Giống được nhân giống bằng hạt và bằng cách ghép ngọn. Dù là được nhân giống bằng phương pháp nào thì cây giống vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn của Cây Giống Măng Cụt
Cây có thân và cổ rễ thẳng, đang sinh trưởng khoẻ không bị chảy nhựa thân. Cây giống có lá phải xanh tốt, có hình dáng và kích thước đặc trưng của giống. Đặc biệt là các lá ngọn đã trưởng thành. Chiều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi) thấp nhất là 50cm. Bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn và có mặt trong màu đen. Cây giống không bị sâu bệnh.
Vì sao không nên trồng Giống Măng Cụt Ghép
Cây Giống Măng Cụt được nhân giống bằng hạt hoặc bằng ghép ngọn đều được tuyển chọn cây mẹ và được đảm bảo về tiêu chuẩn đủ tuổi, đủ chiều cao mới được xuất vườn.
Vì sao không nên trồng Giống Măng Cụt Ghép
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Mã Lai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng bằng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt.
Ưu điểm của việc trồng cây ghép cây sẽ cho trái sớm hơn cây trồng từ hạt, cây ghép khi đạt 4- 5 tuổi tùy vào cách thức chăm sóc đã cho trái trong khi trồng cây từ hạt từ 8-10 năm cây mới bắt đầu cho trái.