Đài Bbc
Chuyến thăm lịch sử của lãnh tụ Quốc Dân Đảng Đài Loan, ông Liên Chiến sang Trung Hoa Lục địa được báo chí quốc tế bình luận rộng rãi.
Tại sao Đài Loan tách khỏi Trung Quốc?
Việc hai bên chia tách diễn ra sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi tại Trung Quốc đại lục đang có cuộc chiến giữa các lực lượng chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phe cộng sản giành chiến thắng vào năm 1949, và lãnh tụ của họ, Mao Trạch Đông, lên nắm quyền ở Bắc Kinh. Quốc dân đảng bỏ chạy đến Đài Loan gần đó.
Quốc dân đảng là một trong những đảng phái chính trị nổi bật nhất của Đài Loan kể từ đó - nắm quyền ở đảo này suốt một phần quan trọng trong lịch sử của đảo.
Hiện tại, chỉ có 13 quốc gia (và Tòa thánh Vatican) công nhận Đài Loan là quốc gia có chủ quyền.
Trung Quốc gây áp lực ngoại giao đáng kể để các nước khác không công nhận hoặc tỏ ý công nhận Đài Loan.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết quan hệ với Trung Quốc hiện đang ở mức tồi tệ nhất kể từ 40 năm qua.
Trung Quốc có thể cố gắng đưa đến sự thống nhất bằng các biện pháp phi quân sự, chẳng hạn như tăng cường quan hệ kinh tế.
Nhưng nếu xảy ra bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào thì các lực lượng vũ trang của Trung Quốc cũng sẽ lấn át phía Đài Loan.
Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chỉ sau Hoa Kỳ, cho quốc phòng. Nước này có thể triển khai nhiều hình thức quân sự, từ sức mạnh hải quân đến công nghệ tên lửa, máy bay và tấn công trên mạng.
Phần lớn sức mạnh quân sự của Trung Quốc tập trung ở những mảng khác, nhưng lấy ví dụ về số nhân sự thì hai bên có sự chênh lệch vô cùng to lớn.
Nếu xảy ra xung đột, một số chuyên gia phương Tây dự đoán rằng Đài Loan giỏi nhất là chỉ có thể làm chậm lại cuộc tấn công của Trung Quốc, cố gắng ngăn chặn cuộc đổ bộ của quân Trung Quốc, và tiến hành các cuộc tấn công du kích trong khi chờ đợi trợ giúp từ bên ngoài.
Sự trợ giúp đó có thể đến từ Hoa Kỳ, quốc gia bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù Washington theo đuổi chính sách chính "mơ hồ về chiến lược".
Nói cách khác, Mỹ cố tình không nêu rõ họ sẽ bảo vệ Đài Loan thế nào nếu xảy ra trường hợp bị tấn công.
Về mặt ngoại giao, Mỹ hiện đang chấp nhận chính sách "Một Trung Quốc", theo đó chỉ công nhận một chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, và chỉ có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không phải Đài Loan.
Trung Quốc - Đài Loan: Giải thích đơn giản
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, nhưng các quan chức Nhà Trắng khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường của mình.
Washington từ lâu đã có chính sách "chiến lược mơ hồ" về việc liệu họ có can thiệp quân sự trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan hay không.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói "việc thống nhất" với Đài Loan "phải được hoàn thành", và ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được điều này.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, rốt cuộc sẽ cần phải trở lại là một phần của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Loan coi mình là một quốc gia độc lập, có hiến pháp riêng và có các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ.
Đài Loan là một hòn đảo nằm cách bờ biển phía đông nam Trung Quốc khoảng 100 hải lý.
Nó nằm trong cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên", bao gồm các vùng lãnh thổ thân thiện với Hoa Kỳ và có vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Nếu Trung Quốc nắm Đài Loan, một số chuyên gia phương Tây cho rằng nước này có thể sẽ tự do hơn trong việc phát triển sức mạnh ở khu vực tây Thái Bình Dương, và thậm chí có thể đe dọa các căn cứ quân sự ở xa của Mỹ như Guam và Hawaii.
Nhưng Trung Quốc khẳng định ý định của họ hoàn toàn là mong muốn hòa bình.
Tại sao Đài Loan lại quan trọng đối với phần còn lại của thế giới?
Nền kinh tế Đài Loan cực kỳ quan trọng.
Phần lớn thiết bị điện tử dân dụng được sử dụng hàng ngày trên thế giới - từ điện thoại đến máy tính xách tay, đồng hồ và máy chơi game - được chế tạo với phần chip máy tính do Đài Loan sản xuất.
Theo một cách đo lường thì chỉ một công ty Đài Loan duy nhất - Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan, viết tắt là TSMC - đã xuất xưởng hơn một nửa lượng chip toàn cầu.
TSMC được gọi là "công xưởng" - công ty sản xuất chip theo thiết kế mà khách hàng dân sự và khách hàng quân sự đặt làm. Đây là một ngành công nghiệp to lớn có trị giá gần 100 tỷ đô la (730 tỷ bảng Anh) trong năm 2021.
Nếu xảy ra việc Trung Quốc nắm Đài Loan, điều đó có thể sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất thế giới.
Tình hình có trở nên tồi tệ hơn không?
Vào năm 2021, Trung Quốc dường như đã gia tăng sức ép bằng cách đưa máy bay quân sự vào Vùng Phòng không của Đài Loan, một khu vực mà Đài Loan tự tuyên bố, nơi các máy bay nước ngoài nếu bay vào sẽ được nhận dạng, giám sát và kiểm soát vì lợi ích an ninh quốc gia của Đài Loan.
Đài Loan năm 2020 đã công khai dữ liệu về các vụ máy bay xâm nhập .
Số lượng được báo cáo cao tới đỉnh điểm vào tháng 10/2021, với 56 vụ xâm nhập trong chỉ một ngày.
Người Đài Loan có lo lắng không?
Bất chấp những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Đài Loan, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều người Đài Loan nhìn chung không thấy họ gặp khó khăn.
Vào tháng 10, một tổ chức thăm dò dư luận, Taiwan Public Opinion Foundation, đã hỏi mọi người rằng liệu họ có nghĩ rằng rốt cuộc sẽ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc hay không.
Gần hai phần ba (64,3%) trả lời là không.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi người ở Đài Loan đều coi mình là người Đài Loan - có một bản sắc riêng, rõ ràng.
Các cuộc khảo sát do Đại học Chính trị Quốc gia thực hiện từ đầu thập niên 1990 cho thấy tỷ lệ người tự thấy mình là người Trung Quốc, hoặc vừa là người Trung Quốc vừa là người Đài Loan, đã giảm xuống và hầu hết mọi người coi mình là người Đài Loan.
Chiến tranh biên giới Việt–Trung: cuộc chiến đẫm máu giữa các ‘đồng chí’
Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những “đồng chí”, đồng minh một thời.
Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “tiểu bá” và rắp tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.
Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi.
Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của “kẻ thù Trung Quốc” cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.
Các lễ kỷ niệm cuộc chiến không được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao nhất của trung ương như các “lễ mừng chiến thắng” thường thấy tại Việt Nam.
Trong khi đó, người dân hằng năm vẫn tưởng nhớ, với các hoạt động dâng hương tại Hà Nội và nhiều nơi.
Tinh thần chống Trung Quốc của người dân trong các dịp này thường được chính quyền Việt Nam theo dõi chặt chẽ với sự cảnh giác cao độ để không “bị thế lực thù địch lợi dụng” hoặc “tránh các diễn biến xấu, vượt kiểm soát”.
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến này nhiều hơn, với tên gọi “Trung Quốc” được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là “tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước”.
Cuộc chiến giữa “những đồng chí xã hội chủ nghĩa” Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu và kỳ lạ, khi cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi.
Trước và sau chiến tranh, quan chức hai bên vẫn gọi nhau là “đồng chí”, vẫn ôm nhau như những bằng hữu, huynh đệ.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung thường được xác định diễn ra từ ngày 17 tháng 2 đến 16 tháng 3 năm 1979.
Kết thúc, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế nên chủ động rút lui.
Trong khi đó, phía Việt Nam cho rằng họ đã đánh lùi được Trung Quốc.
Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images
Mỗi bên đưa ra các con số thiệt hại khác nhau, nhưng theo số liệu phương Tây, phía Trung Quốc có khoảng 20.000 – 28.000 người thiệt mạng, Việt Nam có khoảng 20.000 người chết hoặc bị thương.
Trên thực tế, cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn kéo dài suốt thập niên 1980, với các vụ đụng độ giữa bộ binh và các màn pháo kích liên miên giữa hai bên.
Xung đột chỉ thực sự chấm dứt khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.
Từ đó đến nay, các mâu thuẫn về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước vẫn không ngừng nêu cao luận điệu về tình anh em, đồng chí.