Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn Tiếng Anh
Hiện nay, việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng khách sạn là vô cùng cần thiết. Bởi theo phát biểu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong năm 2022, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón 65 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 5 triệu du khách quốc tế. Đồng thời, để khôi phục trạng thái bình thường hóa, Chính Phủ cũng đã đưa ra các giải pháp phục hồi và kích cầu để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngành du lịch nói chung và nhà hàng khách sạn nói riêng cũng đang dần “làm mới mình” để sẵn sàng đón du khách quốc tế. [1]
Chương trình đào tạo này dành cho ai?
Hiện nay, ELSA Speak đã phát triển chương trình tiếng Anh doanh nghiệp, cung cấp giải pháp đào tạo ngoại ngữ toàn diện cho đội ngũ nhân viên. Chương trình này phù hợp với những doanh nghiệp đang có nhu cầu đào tạo nội bộ, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh để phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó, chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp dịch vụ được thiết kế riêng cho doanh nghiệp trong ngành nhà hàng, khách sạn. Chủ đề học gắn liền với ngành dịch vụ như: Tiếng Anh du lịch và lữ hành, lưu trú và khách sạn, nhà hàng ẩm thực, hàng không,… Tất cả đều được truy cập bằng điện thoại một cách dễ dàng. Vậy nên, có thể nói rằng ELSA Speak là “trợ thủ đắc lực” cho mọi doanh nghiệp nhà hàng – khách sạn, nâng tầm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm khác biệt giữa tiếng Anh nhà hàng khách sạn và giao tiếp thông thường
Không phải ngẫu nhiên mà các đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn đưa tiếng Anh vào chương trình đào tạo thường niên. Bởi khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ được xem là yếu tố quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ nhân viên lẫn bản thân doanh nghiệp.
Khác với giao tiếp thông thường, tiếng Anh chuyên ngành nhà hàng – khách sạn thường sang trọng, chuyên nghiệp và lịch sự hơn. Đồng thời, khi trò chuyện với khách hàng hoặc đồng nghiệp, nhân viên sẽ phải sử dụng từ vựng, mẫu câu liên quan đến chuyên ngành. Vậy nên, tùy theo tính chất công việc và tình huống sử dụng, yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ cũng khác nhau.
Ví dụ, trong giao tiếp thông thường, khi bắt gặp một người bạn/người thân, bạn có thể có thể chào hỏi đơn giản rằng: “Hi there! How’s it going?” (Chào! Mọi việc ổn chứ?). Tuy nhiên, trong giao tiếp nhà hàng, khách sạn, lễ tân thường dùng những mẫu câu trang trọng hơn để thể hiện sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng với khách hàng.
Cụ thể, để tạo thiện cảm và làm hài lòng khách hàng, nhân viên phải sử dụng mẫu câu lịch sự như: “Welcome to our hotel. How may I be of assistance today?” (Chào mừng đến với khách sạn chúng tôi. Xin hỏi tôi có thể giúp gì cho quý khách?)
ELSA Speak – Giải pháp đào tạo tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng khách sạn
Hầu hết doanh nghiệp trong ngành nhà hàng, khách sạn đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh: tăng khả năng hợp tác với đối tác nước ngoài, tăng sự tín nhiệm với các bên liên quan và đẩy mạnh hiệu suất công việc. Tuy nhiên, đào tạo tiếng Anh cho nhân viên nhà hàng, khách sạn vẫn là một “vấn đề lớn” với nhiều doanh nghiệp, bởi những lo ngại về chi phí và hiệu quả sau đào tạo.
Thấu hiểu được điều này, ELSA Speak đã phát triển chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
Khi từ chối yêu cầu của khách hàng
I am afraid/sorry that we don’t have this kind of service: Tôi e rằng/xin lỗi rằng chúng tôi không có dịch vụ này.
I’m sorry. This is against the restaurant/hotel rules: Tôi xin lỗi. Điều này đi ngược lại với quy định của nhà hàng / khách sạn
Sorry! We don’t have any rooms / tables available: Xin lỗi! Chúng tôi không còn phòng / bàn trống.
Sorry! We are out of this. Could you get others.: Xin lỗi! Chúng tôi đã hết cái này rồi. Quý khách có thể chọn cái khác không?
I am very sorry / apologized for the delay: Tôi rất xin lỗi về sự chậm trễ này.
Sorry to keep you waiting: Xin lỗi vì để quý khách chờ đợi.
I would like to sorry / apologize for this mistake: Tôi vô cùng xin lỗi vì sự nhầm lẫn này.
Khi muốn phàn nàn về dịch vụ của nhà hàng khách sạn
Is our meal / food / drink on its way? Bữa ăn / Món ăn / Đồ uống của chúng tôi sắp lên chưa?
This is what I’ve ordered: Chúng tôi không gọi món này.
This is so salty: Món này mặn quá
It doesn’t taste right: Vị của món này không đúng.
This dish is uncooked / raw: Món này còn sống / chưa chín
Excuse me! This steak is overcooked: Xin lỗi! Món bít tết này chín quá.
We’re waiting quite a while: Chúng tôi đã đợi khá lâu rồi.
This tastes a bit off: Món này có vị lạ quá
Can I have another room please? This is too noisy / not clean / …. : Tôi có thể đổi phòng được không? Phòng này quá ồn ào / không sạch sẽ
Please help me. The air-conditioner / television / drainage system is broken / doesn’t work: Làm ơn giúp đỡ tôi. Điều hòa / Tivi / Hệ thống thoát nước bị hỏng rồi.
My room has not been made up: Phòng của tôi chưa được dọn dẹp
- Ký hiệu viết tắt chuyên ngành Kế toán
Nhân viên Kế toán cũng cần biết một số ký hiệu viết tắt thường gặp để áp dụng khi cần thiết
Vì sao nhân viên Kế toán Nhà hàng - Khách sạn phải đọc - hiểu được tiếng Anh?
Nắm rõ thuật ngữ chuyên ngành Kế toán bằng tiếng Anh giúp nhân viên Kế toán hoàn thành tốt công việc được giao
Với nhân viên nhà hàng – khách sạn
Công tác đào tạo tiếng Anh dành cho doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chính người lao động. Cụ thể, khi nền tảng ngoại ngữ tốt, nhân viên có thể xử lý mọi tình huống một cách khéo léo, chủ động giúp đỡ và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Từ đó, cơ hội thăng tiến của họ trong doanh nghiệp cũng gia tăng, tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập.
Cụ thể, với bản thân nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn như lễ tân, phục vụ bàn, tiếp rượu,… việc nghe nói tiếng Anh tốt sẽ giúp họ dễ dàng trò chuyện, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu. Khi khách hàng hài lòng, lợi nhuận và vị thế thương hiệu của doanh nghiệp cũng tăng lên. Nhờ đó, lương thưởng của đội ngũ nhân viên cũng được nhân lên gấp bội.
Đặc biệt, nếu làm việc trong nhà hàng – khách sạn thường xuyên đón tiếp du khách nước ngoài, việc sử dụng ngoại ngữ của nhân viên đôi khi còn nhiều hơn ngôn ngữ nước mình. Bên cạnh đó, vị trí quản lý trong ngành dịch vụ thường là người nước ngoài. Vậy nên, việc giao tiếp tiếng Anh tốt sẽ giúp nhân viên trao đổi, tiếp nhận thông tin từ cấp trên, từ đó thúc đẩy hiệu suất công việc. Tiếng Anh không chỉ đơn thuần giúp nhân viên làm hài lòng khách hàng, tiếng Anh còn là “cầu nối” giữa đội ngũ nhân lực, thống nhất văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, nâng tầm dịch vụ nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đào tạo tại doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Khi đặt bàn, đặt phòng nhà hàng khách sạn
I would like to reserve / book / make a reservation for a table / room for ….. people on ……: Tôi muốn được đặt bàn / phòng cho ….người vào ngày …..
Is it necessary for book ahead/in advanced: Tôi có cần đặt trước không?
Are there any free tables / rooms on ……..?: Các bạn có còn bàn / phòng trống nào vào ngày …. Không?
Do you have any discount for advanced booking / reservation? Các bạn có bất kỳ ưu đãi nào cho đặt trước không?
We want 2 tables / rooms for ….. adults and ….. children. Is that available? Chúng tôi muốn 2 bàn / phòng cho …….người lớn và …….trẻ em. Liệu điều đó có được không?
Do you have any vacancies tonight?: Các bạn có phòng trống nào tối nay không?
Is it possible to book a room / table for tonight? Tôi có thể đặt một phòng / bàn vào tối nay không?
We haven’t booked in advanced. Can you fit us in? Chúng tôi chưa đặt trước. Bạn có thể sắp xếp cho chúng tôi một phòng/bàn được không?
We have made a reservation.: Chúng tôi đã đặt trước
Here is my reservation: Đây là thông tin đặt phòng của tôi