Người hướng nội thường không có khả năng giao tiếp vượt trội. Nhưng chính họ lại tiềm ẩn trong mình những khả năng đặc biệt khác. Các khả năng đó ứng dụng như thế nào? Đâu là ngành nghề hợp với người hướng nội hiện nay? Cùng tìm hiểu qua chia sẻ bổ ích trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Người hướng nội là như thế nào?

Người hướng nội là người thường cảm thấy thoải mái và tìm kiếm sự tĩnh lặng, yên tĩnh trong không gian riêng tư. Họ thường tránh giao tiếp xã hội và có xu hướng giữ cho bản thân mình tránh xa những tình huống xã hội.

Người hướng nội thích tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc của mình và thường thích làm việc độc lập. Họ ít giao lưu, tạo dựng mối quan hệ xã giao bên ngoài mà chỉ tập trung vào những mối quan hệ chất lượng.

Người hướng nội thường có tầm nhìn sâu sắc và cảm nhận tình cảm của người khác, nhưng họ có xu hướng giữ cho chính mình. Tuy nhiên, họ cũng có thể trở nên mở rộng, thoải mái trong những môi trường và với những người họ tin tưởng, thân thiết.

Những ngành nghề hợp với người hướng nội

Vậy những ngành nghề hợp với người hướng nội là gì? Dưới đây là một số gợi ý từ JobsGO:

Bạn nghĩ Designer có thường phải tiếp xúc nhiều người không? Phần lớn là không. Môi trường xung quanh họ thường là đồng nghiệp quen thuộc, không yêu cầu thuyết trình nhiều. Quá trình làm việc cũng không có nhiều giao tiếp đông người. Họ sẽ làm việc một mình hoặc theo team nhỏ khi chạy 1 dự án nào đó. Sơ sơ vài điều thôi cũng thấy đây là công việc phù hợp với người hướng nội đúng không nào?

Xem thêm: Graphic Designer: Nghề lương cao, việc làm thú vị

Nhiều người có thể thấy lạ vì có khá nhiều đầu bếp hoạt động công chúng rất năng nổ. Thế nhưng, nếu nhìn một cách tổng quan thì đây thực sự là công việc phù hợp với người có xu hướng introvert.

Bắt đầu với không gian làm việc tương đối khép kín, sau đó là nhiệm vụ chế biến món ăn không yêu cầu nhiều giao tiếp. Cuối cùng là nhiệm vụ sáng tạo món ăn mới độc lập và rõ ràng. Đến đây thì cũng thấy được rằng vị trí này là công việc cho người hướng nội.

Content creator là vị trí phổ biến trong ngành Truyền thông. Dù là một phần của ngành nghề năng động, thế nhưng Content lại khá phù hợp với người hướng nội. Trong một team truyền thông, các vấn đề trao đổi với đối tác, diễn thuyết nơi đông người thường sẽ do 1 người đại diện chịu trách nhiệm. Nhân viên content thường không bắt buộc phải làm việc này.

Như vậy, nhiệm vụ của họ chính là tư duy ra những ý tưởng content độc đáo, thú vị và triển khai nó trong dự án. Bên cạnh content thì SEO cũng là công việc dành cho người hướng nội. Lý giải cho điều này có lẽ không khó vì hầu hết nhiệm vụ của 2 vị trí này đều có thể hoàn thành online được.

Xem thêm: Content là gì? Tổng hợp toàn bộ thông tin về nghề Content

Một nơi yên tĩnh như thư viện thì không ai có thể làm phiền những người có xu hướng sống nội tâm rồi. Dù một ngày phải tiếp xúc với nhiều người nhưng lại không yêu cầu nhiều sự giao tiếp phức tạp. Các nhiệm vụ của thủ thư cũng rất rõ ràng, logic và đặc biệt làm yên bình. Nếu ai vừa hướng nội, vừa thích sự yên bình thì công việc thủ thư quá hợp với bạn rồi.

Nghiên cứu thì quá phù hợp rồi đúng không nào? Bạn gần như sẽ dành cả ngày trong phòng nghiên cứu. Thỉnh thoảng các dự án sẽ mang bạn đến những nơi xa nhưng hầu hết đều yên bình và vắng vẻ.

Bạn cũng có thể tự nghiên cứu mà không cần quá nhiều người làm việc chung. Dự án không chỉ cụ thể mà còn mang tính tư duy logic cao. Đôi khi, những công việc như thế này rất cần sự tập trung của người hướng nội.

Người ta thường nói, nhà nghiên cứu giống như “tự kỷ vậy”, họ làm việc trong môi trường khép kín, không tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh. Họ chỉ tập trung toàn bộ suy nghĩ của mình cho một mục tiêu nghiên cứu duy nhất nhằm đạt được kết quả như mong muốn.

Thích tương tác 1 – 1 hơn là đối thoại trước đám đông

Với tính cách con người trầm lặng, người có xu hướng sống nội tâm không có thể mạnh trong các công việc yêu cầu nhiều giao tiếp. Các công việc tương tác 1-1 sẽ là thế mạnh với những người thích sự yên tĩnh và tập trung cao độ vào công việc.

Khi làm việc nhiều người, các bạn thường bị phân tâm. Làm đối đầu 1 – 1 sẽ giúp người hướng nội có thể tự tin hơn về khả năng giao tiếp của mình. Thông qua đó họ sẵn sàng hỏi hoặc trao đổi khi cần thiết để đạt hiệu quả công việc được tốt nhất.

Xem thêm: Câu chuyện tuyển dụng – Người hướng nội trong nghề Nhân sự

Các công việc sáng tạo, nghệ thuật

Công việc cho người hướng nội ngoài 5 gợi ý ở trên thì lựa chọn các ngành nghề trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật cũng rất tuyệt đấy nhé! Nó đặc biệt phù hợp với những bạn có thiên phú của một người nghệ sĩ.

Có rất nhiều công việc liên quan đến nghệ thuật và sáng tạo mà các bạn có thể lựa chọn cho bản thân như: Nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, tác giả truyện tranh, biên kịch,… và rất nhiều công việc khác, tất cả đều có điểm chung là “ẩn dật”.

Người hướng nội thường có thiên hướng sáng tạo nghệ thuật tốt hơn Một năm, những nhân vật tài năng này có lẽ xuất hiện được đôi lần. Các tác phẩm có được truyền bá rộng rãi thì họ cũng không nhất thiết phải đấu tranh với việc xuất hiện trước công chúng thường xuyên.

Hơn nữa, họ tập trung vào xử lý thông tin và hoàn thành mục tiêu rất tốt. Các công việc trên một phần yêu cầu sự sáng tạo nhưng lại rất cần sự khoa học trong bố cục tổng quan của một tác phẩm. Hướng nội không hẳn là người e sợ sự giao tiếp. Vấn đề của họ chính là cách đối diện với nhiều người.

Xem thêm: Tính cách hướng nội – làm sao để trở thành người có sức ảnh hưởng?

Kế toán là một ngành nghề phù hợp với những người hướng nội. Công việc của kế toán yêu cầu sự chú ý đến chi tiết và tính toán chính xác, điều này rất phù hợp với tính cách cẩn trọng và tập trung của người hướng nội.

Ngoài ra, công việc kế toán thường yêu cầu phải làm việc độc lập và tập trung vào công việc, không cần quá nhiều giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, để thành công trong kế toán, người hướng nội cần phải có khả năng làm việc chính xác, có trách nhiệm, tỉ mỉ và kiên trì.

Lập trình cũng là một công việc khá phù hợp với người hướng nội do yêu cầu tính tập trung cao, đòi hỏi sự cẩn thận và sự kiên trì trong việc giải quyết vấn đề. Những người hướng nội thường có khả năng tập trung lâu hơn và có xu hướng thích làm việc một mình, điều này phù hợp với công việc lập trình.

Ngoài ra, lập trình còn cung cấp cho người hướng nội một môi trường làm việc yên tĩnh và tập trung cao, giúp họ có thể thực hiện các dự án một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để trở thành một lập trình viên giỏi, người hướng nội cần phải có khả năng tư duy logic, làm việc độc lập và có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Họ cũng cần phải học hỏi và cập nhật những công nghệ mới để giữ cho kỹ năng lập trình của mình luôn được cập nhật.

Người hướng nội có thể làm biên tập viên, đặc biệt là trong lĩnh vực biên tập văn bản, tin tức hoặc tài liệu. Công việc của một biên tập viên yêu cầu sự tập trung cao và tư duy sáng tạo để biên tập, chỉnh sửa và sắp xếp nội dung một cách mạch lạc, dễ hiểu.

Người hướng nội thường có khả năng tập trung cao và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, điều này có thể giúp họ trở thành một biên tập viên giỏi. Ngoài ra, công việc biên tập văn bản hoặc tài liệu thường yêu cầu làm việc một mình, điều này phù hợp với tính cách của người hướng nội.

Quản lý giáo dục là một nghề nghiệp phù hợp cho những người hướng nội, bởi vì nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung và phân tích. Các chuyên gia quản lý giáo dục có nhiều nhiệm vụ quan trọng như thiết kế chương trình giảng dạy, phát triển các khóa học, đào tạo cho giáo viên – học sinh, quản lý ngân sách -tài chính của trường học và đảm bảo tuân thủ các quy định của các cơ quan chính phủ liên quan đến giáo dục.

Những người hướng nội thường có kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề, phân tích dữ liệu, làm việc độc lập và quản lý thời gian hiệu quả. Họ có thể cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc yên tĩnh, tập trung và không quá ồn ào.

Những người hướng nội có thể lựa chọn làm kỹ sư. Kỹ sư là một trong những nghề nghiệp yêu cầu sự tập trung, chính xác, cẩn trọng và có tính logic cao. Kỹ sư thường phải thực hiện các tác vụ cụ thể để giải quyết các vấn đề kỹ thuật, bao gồm phân tích dữ liệu, thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và bảo trì hệ thống.

Ngoài ra, các kỹ sư thường làm việc độc lập hoặc trong nhóm nhỏ và cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng. Tính cẩn trọng và tập trung của những người hướng nội là một lợi thế khi làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử hoặc cơ khí.

Kiến trúc sư là một trong những nghề nghiệp phù hợp với những người hướng nội. Nghề này đòi hỏi sự tập trung cao độ, tính cẩn trọng và tầm nhìn sáng tạo. Đây đều những yếu tố thường xuất hiện ở người có tính cách hướng nội.

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý các dự án xây dựng, từ nhà ở đến các tòa nhà thương mại hay công trình công cộng. Họ phải đảm bảo rằng công trình của mình đáp ứng các tiêu chuẩn về mỹ thuật, chức năng, an toàn và tiết kiệm năng lượng. Công việc của kiến trúc sư bao gồm cả nghiên cứu, lên kế hoạch, vẽ bản vẽ, xây dựng mô hình và tương tác với khách hàng, nhà thầu, các chuyên gia khác trong ngành xây dựng.

Những người hướng nội thường có năng khiếu trong việc quan sát, phân tích và tỉ mỉ trong công việc. Họ cảm thấy thoải mái với những công việc yên tĩnh, không quá ồn ào và cần tập trung cao độ. Các đặc tính này có thể giúp cho những người hướng nội trở thành những kiến trúc sư tài năng và thành công trong lĩnh vực này.

Nhà tâm lý học là một trong những nghề nghiệp phù hợp với những người hướng nội. Công việc của nhà tâm lý học là nghiên cứu và đánh giá các khía cạnh của tâm lý con người, giúp đỡ những người có vấn đề tâm lý và tìm kiếm những cách giải quyết thích hợp.

Nhà tâm lý học thường làm việc trong các trung tâm tâm lý, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp hoặc tư vấn riêng. Các công việc cụ thể có thể bao gồm nghiên cứu tâm lý học, đưa ra phương pháp điều trị, tư vấn và hỗ trợ cho những người có vấn đề tâm lý.

Những người hướng nội thường có khả năng lắng nghe và đánh giá tốt cũng như tâm lý nhạy cảm với những người xung quanh. Họ cảm thấy thoải mái trong những tình huống yên tĩnh và tập trung cao độ, điều này cũng giúp họ phù hợp với công việc của nhà tâm lý học.

Người hướng nội cũng có thể trở thành nhà văn. Việc viết lách thường yêu cầu sự tập trung và sáng tạo độc lập. Đây là điều mà nhiều người hướng nội có thể tận dụng để phát triển sự nghiệp viết lách của mình.

Để trở thành một nhà văn chuyên nghiệp thường yêu cầu sự cố gắng và nỗ lực. Người viết cần có khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng viết lách, khả năng tự học, tìm kiếm thông tin, sự kiên trì và đam mê.

Có nhiều cách để trở thành một nhà văn, bao gồm viết các tác phẩm văn học, viết cho các tạp chí, báo chí hoặc trang web. Nhiều nhà văn cũng làm việc tự do, tìm kiếm những dự án viết lách độc lập hoặc đóng góp ý kiến cho các dự án của khách hàng.

Như vậy, nếu được làm việc trong một môi trường phù hợp, khả năng của họ sẽ phát huy mạnh mẽ như chính những người hướng ngoại vậy, thậm chí tốt hơn. JobsGO tin rằng bài viết này đã cho bạn những gợi ý tốt về ngành nghề hợp với người hướng nội. Bạn hãy theo dõi thêm nhiều bài viết nữa của trang để cập nhật thêm thông tin nhé!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Có thể bạn chỉ nằm trong nhóm những thí sinh có điểm thi 22 - 25 điểm nhưng bạn có những tố chất khác dưới đây thì bạn vẫn có thể theo học ngành Y khoa để trở thành một bác sĩ giỏi.

Trường Đại học Đại Nam là một trong số ít trường đại học ngoài công lập được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng cấp phép đào tạo ngành Y khoa.

Chăm sóc sức khỏe cho con người là nhiệm vụ vinh quang và cao cả của người bác sĩ. Bên cạnh việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, người bác sĩ còn phải cứu chữa người bệnh khi họ không may mắc các căn bệnh từ đơn giản đến hiểm nghèo. Nếu bạn không biết cảm nhận và chia sẻ sự đau đớn, nỗi lo âu và gánh nặng mà bệnh nhân cũng như người thân của họ phải gánh chịu thì rất khó trở thành thầy thuốc giỏi. Để làm được những điều như vậy bạn cần phải có “một trái tim nhân hậu”. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Lương y phải như từ mẫu”.  Đại danh y Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác đã từng nói “Làm thuốc mà không có lòng thương chung giúp đỡ người khác làm hằng tâm, không nghiền ngẫm sâu sắc tìm cách cứu sống người mà chỉ chăm chăm kể lợi tính công, lấy của hại người thì còn khác gì bọn giặc cướp”.

Đại học Đại Nam đặt mục tiêu đào tạo Bác sĩ Y khoa “sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật”

Sinh viên Y khoa Đại học Đại Nam ra trường đáp ứng tốt các yêu cầu về Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ tích cực để làm việc, hội nhập. Bên cạnh đó, bác sĩ Y khoa Đại Nam còn có lợi thế cạnh tranh về ngoại ngữ, kỹ năng mềm.

2. Sự chăm chỉ, nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ

Tại sao học ngành Y lại lâu vậy, thời gian học dài hơn các ngành học khác (6 năm so với 4 năm), phải học cả buổi sáng cả buổi chiều và còn trực đêm tại bệnh viện? Chương trình đào tạo ngành Y khoa của Việt Nam cũng như cả các nước trên thế giới rất “nặng” với nhiều môn học từ kiến thức chung đến kiến thức chuyên ngành. Điều này đòi hỏi phải thật sự chăm chỉ mới có thể tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của người bác sĩ sau này.

Sinh viên Y khoa được học tập, trải nghiệm tại các hệ thống phòng thực hành với trang thiết bị hiện đại.

Sau 6 năm, khi cầm tấm bằng Bác sĩ trên tay, bạn đâu đã được thực hiện các kỹ thuật khám chữa bệnh trên người bệnh, bạn phải có thời gian 18 tháng thực hành để được cấp “Chứng chỉ hành nghề”, khi đó bạn mới là Bác sĩ thực thụ.

Với người bác sĩ, khi cầm tấm bằng Bác sĩ, con đường phấn đấu học tập của họ mới chỉ là sự khởi đầu với các chương trình đào tạo sau đại học (bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa, thạc sĩ, tiến sĩ Y khoa).

Do vậy, bạn cần phải có sự chăm chỉ, nhẫn nại khi lựa chọn con đường đến với ngành Y khoa.

Mọi lý thuyết đều được minh họa bằng thực tiễn.

Sự lừa dối luôn bị cả xã hội phê phán và lên án, nhưng sự dối lừa trong ngành Y còn nguy hiểm và đáng bị lên án hơn rất nhiều. Sự không trung thực làm cho người bác sĩ dối lừa người bệnh, đồng nghiệp hoặc dối lừa chính bản thân mình. Thiếu trung thực, người bác sĩ có thể che dấu đồng nghiệp, che dấu người bệnh những sai phạm khuyết điểm của mình, không dám nhận trách nhiệm khi để xảy ra những sai sót về chuyên môn kỹ thuật. Sự thiếu trung thực, người bác sĩ còn có thể “vẽ” ra những triệu chứng, những bệnh lý để “dọa” người bệnh như hải thượng lãn ông đã nói: “Thấy chứng dễ lại nói dối là khó, nhăn mày, thè lưỡi, dọa người ta sợ khiếp để lấy được nhiều tiền. Đó là tội lừa dối”.

Sinh viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu, cầm tay chỉ việc.

Bên cạnh sự dũng cảm dám nhận những sai sót khuyết điểm về mình, người bác sĩ còn phải có lòng dũng cảm, dám dấn thân vào những hiểm nguy trong công việc. Đại dịch Covid-19 cho chúng ta thấy nếu không có sự hy sinh và lòng dũng cảm của người thầy thuốc thì ai chăm sóc cứu chữa người bệnh trong lúc lâm nguy? Đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh tật và có thể cả cái chết, rất nhiều bác sĩ vẫn ở bên người bệnh tại các trung tâm hồi sức cấp cứu, có những bác sĩ quên cả hạnh phúc cá nhân để chăm sóc cho những bệnh nhân trong đại dịch vừa qua.

Khoa Y Đại học Đại Nam chào đón các bạn sinh viên khao khát học tập, rèn luyện để trở thành những bác sĩ giỏi và giàu y đức.

Bạn có thấy bác sĩ nào trong danh sách những tỉ phú Thế giới cũng như của Việt Nam không? Nói như vậy để thấy nếu bạn muốn trở thành tỉ phú thì bạn không nên chọn học ngành Y. Người bác sĩ giỏi và có đạo đức chân chính sẽ không nghèo nhưng rất khó để quá giàu. Hiện nay, có những tư tưởng thích học các chuyên ngành "Hot" để dễ làm dịch vụ, tăng thu nhập ngoài lương. Nhưng như vậy thì đâu còn đam mê của tuổi trẻ. Chưa kể đến những sự cơ hội, trục lợi trên sinh mạng người bệnh sẽ dẫn người thầy thuốc đến với những sai phạm rất đáng bị lên án và sự trừng phạt của pháp luật.

Học Y là khó (phải có kiến thức, có điểm đầu vào cao), là khổ luyện (chuyên cần nhẫn nại) nhưng lớn hơn là phải biết hi sinh, hi sinh để cống hiến, để cứu người… Nhưng quả thật, đó là niềm vinh dự, là sứ mệnh như được ông Trời giao phó. Cho nên câu ca: “nhất Y nhì Dược” vẫn luôn là câu cửa miệng và muôn đời không bao giờ cũ là thế!

PGS.TS Phạm Trung Kiên – Trợ lý Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam về ngành Y khoa

Ngành Kiến trúc ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập cao và tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, để theo đuổi ngành học này thành công, đòi hỏi những tố chất nhất định. Vậy đâu là “Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc?”. Cùng tìm hiểu nhé!

Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc

1. Khả năng sáng tạo và tư duy thẩm mỹ

Kiến trúc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, do đó, khả năng sáng tạo và tư duy thẩm mỹ là yếu tố tiên quyết để thành công trong lĩnh vực này. Theo đuổi ngành Kiến trúc, Gen Z cần có khả năng hình dung không gian, tạo ra những thiết kế độc đáo, đẹp mắt và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Kiến trúc không chỉ đòi hỏi khả năng sáng tạo nghệ thuật mà còn cần kỹ năng tính toán. Khả năng học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý là nền tảng quan trọng để kiến trúc sư thiết kế những công trình không chỉ đẹp mắt mà còn đảm bảo tính công năng, an toàn và hiệu quả kinh tế.

3. Tư duy logic và giải quyết vấn đề

Theo đuổi ngành Kiến trúc, người học cần có tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề tốt để đưa ra những giải pháp thiết kế tối ưu.

Tư duy logic sẽ giúp bạn phân tích thấu đáo các yếu tố kỹ thuật, từ điều kiện địa chất, khí hậu, vật liệu xây dựng đến nhu cầu sử dụng của công trình. Nhờ đó có thể đưa ra những giải pháp thiết kế tối ưu, đảm bảo tính an toàn, bền vững và đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng.

Khả năng giải quyết vấn đề giúp các Kiến trúc sư vượt qua những thách thức trong quá trình thiết kế và thi công. Việc xác định chính xác vấn đề, phân tích nguyên nhân, đánh giá các giải pháp tiềm năng và lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Nắm chắc “Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc” giúp Gen Z có lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

4. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Kiến trúc là một ngành học đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và các bên liên quan khác. Do đó, người học ngành Kiến trúc cần có kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày ý tưởng rõ ràng và thuyết phục, đồng thời làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm.

Ngành Kiến trúc đòi hỏi khối lượng công việc lớn, deadlines gấp gáp và thường xuyên phải thay đổi thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, để theo đuối ngành Kiến trúc, bạn phải có khả năng chịu áp lực cao để hoàn thành tốt công việc trong điều kiện căng thẳng.

6. Ham học hỏi và cập nhật kiến thức

Ngành Kiến trúc luôn thay đổi và phát triển không ngừng. Do đó, bạn phải có tinh thần ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới nhất về công nghệ, vật liệu, xu hướng thiết kế,... để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại sao nên học ngành Kiến trúc tại trường Đại học Đại Nam?

Ra trường sớm giúp sinh viên nhanh chóng tiếp cận với thị trường lao động, tăng khả năng thăng tiến trong công việc, tiết kiệm thời gian học lên cao (nếu có nhu cầu).

Hệ sinh thái xanh mát mang đến bầu không khí trong lành, thích hợp để học tập và rèn luyện.

Thư viện hiện đại với hơn 10.000 giáo trình và tài liệu, đáp ứng mọi nhu cầu nghiên cứu của sinh viên.

Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa - xã hội.

Việc tiếp cận công nghệ BIM và AI giúp sinh viên nắm bắt xu hướng công nghệ và trở thành nguồn nhân lực linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng các thách thức đa dạng trong ngành Kiến trúc.

Trường Đại học Đại Nam đảm bảo địa chỉ thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Kiến trúc.

Quỹ học bổng lên đến 55 tỷ đồng dành cho tân sinh viên K18 của trường Đại học Đại Nam.

Cơ hội nhận học bổng doanh nghiệp dành cho tân sinh viên ngành Kiến trúc nhập học thành công.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có thể tự đánh giá bản thân có “Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc”. Nếu thấy bản thân phù hợp, đừng ngần ngại đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc của trường Đại học Đại Nam ngay nhé!

03 phương thức xét tuyển ngành Kiến trúc trường Đại học Đại Nam

Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 50 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kiến trúc (mã ngành: 7580101) theo 3 phương thức xét tuyển.

Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

04 tổ hợp xét tuyển ngành Kiến trúc

Thời gian gần đây nghề Business analyst đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cũng đang cần nhiều nhân sự nghề BA. Nhiều bạn đang tìm hiểu nghề BA thường không biết bắt đầu từ đâu và nên học ngành nào trong đại học vì hiện tại ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo Business analyst (Phân tích nghiệp vụ).

Với kinh nghiệm gần 10 năm đào tạo BA kết hợp với các chuyên gia làm trong linh vực BA từ các doanh nghiệp khác nhau.

(International Institute of Business Analysis) - Tổ chức đầu tiên ra hệ thống chứng chỉ quốc tế dành cho nghề Business analyst.

sẽ tư vấn đến các bạn những ngành học phù hợp nhất cho nghề Business analyst.

Mindmap các ngành có thể học BA

Ngành hệ thống thông tin quản lý - Management Information Systems

BAC đánh giá đây là ngành học sát nhất với các bạn muốn theo nghề Business Analyst. Ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ bao gồm 3 nhóm kiến thức chính đó là:

Management Information Systems được coi là một ngành về công nghệ thông tin, chỉ khác là nó đi sâu hơn vào công việc tổng hợp các dữ liệu theo yêu cầu của công ty bao gồm: Vận hành, sản xuất, kinh doanh, xử lý thông tin phục vụ cho mục đích của công ty, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý hiện nay đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, công ty. Nó liên quan đến từng khâu tổ chức, điều hành, sắp xếp các chính sách, quy định của một tổ chức một cách chính xác nhất.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin. Phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan trong công ty, doanh nghiệp với các chuyên gia về công nghệ thông tin.

03 nhóm kiến thức chính của ngành MIS

Tùy từng trường mà bạn sẽ được học thêm các môn học khác nhau. Các môn cơ sở này sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ thông tin. Nếu nắm vững các kiến thức này, các bạn có thể tự tin phát triển theo nhiều hướng khác nhau như: Business analyst, System analyst, Data analyst, Developer…

Với các môn chuyên sâu này, các bạn sẽ thường gặp ở các dự án thực tế.

Ưu điểm của ngành hệ thống thông tin quản lý là các bạn được đào tạo cả 2 mảng về kinh doanh và kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin. Đây là một lợi thế lớn khi các bạn bắt đầu với nghề BA. Người BA sẽ phải giao tiếp với những bên liên quan khác nhau trong dự án nên cần hiểu được ngôn ngữ cả về nghiệp vụ kinh doanh, kiến thức về cntt để khơi gợi, phân tích yêu cầu tốt, từ đó kết hợp để đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.

Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như khóa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính…Mỗi ngành đào tạo lại học những kiến thức chuyên sâu khác nhau.

Các môn học thường được đào tạo trong ngành CNTT như:

Các môn học thường được đào tạo trong ngành CNTT

Tùy và từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học thêm các môn học khác nhau. Về cơ bản sinh viên học ngành này sẽ có ưu điểm đó là hiểu rõ được kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm. Trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế. Sinh viên học CNTT sẽ có nhiều lợi thế khi ra trường làm nghề Business analyst. Dễ dàng giao tiếp với bộ phận kỹ thuật, có khả năng đánh giá, đề xuất các nghiệp vụ kỹ thuật.

Các bạn học CNTT hoặc đã làm các vị trí như lập trình viên, kiểm thử phần mềm,..khi chuyển qua BA thì cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng mềm cốt lõi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngành kinh tế gồm những ngành liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng.

Quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing,… Ngành này cung cấp kiến thức rất rộng và kĩ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai.

Học ngành này các bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Các ngành chính thuộc nhóm kinh tế

Tùy các trường hai ngành này có thể gộp lại học tách ra. Tuy nhiên, công việc sau này của hai ngành này tương đối giống nhau. Cũng làm việc với sổ sách và các con số nhưng kiểm toán là người kiểm tra công việc của người làm kế toán.

Các bạn sinh viên học trong các nhóm ngành này có được kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi các bạn làm BA. Các bạn sẽ hiểu được nghiệp vụ kế toán, tài chính ở các tổ chức. Cách vận hành và quản trị doanh nghiệp.

Nhược điểm của nhóm ngành này là các bạn thiếu các kiến thức nền tảng về CNTT nên sẽ khó khăn trong việc lấy yêu cầu, phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA các bạn có thể tự học bổ sung các kiến thức CNTT hoặc các khóa học chuyên sâu BA.

là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của

quốc tế. Ngoài các khóa học public,

còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.

Thời gian gần đây nghề Business analyst đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp cũng đang cần nhiều nhân sự nghề BA. Nhiều bạn đang tìm hiểu nghề BA thường không biết bắt đầu từ đâu và nên học ngành nào trong đại học vì hiện tại ở Việt Nam chưa có ngành đào tạo Business analyst (Phân tích nghiệp vụ).

Với kinh nghiệm gần 10 năm đào tạo BA kết hợp với các chuyên gia làm trong linh vực BA từ các doanh nghiệp khác nhau.

(International Institute of Business Analysis) - Tổ chức đầu tiên ra hệ thống chứng chỉ quốc tế dành cho nghề Business analyst.

sẽ tư vấn đến các bạn những ngành học phù hợp nhất cho nghề Business analyst.

Mindmap các ngành có thể học BA

Ngành hệ thống thông tin quản lý - Management Information Systems

BAC đánh giá đây là ngành học sát nhất với các bạn muốn theo nghề Business Analyst. Ngành hệ thống thông tin quản lý sẽ bao gồm 3 nhóm kiến thức chính đó là:

Management Information Systems được coi là một ngành về công nghệ thông tin, chỉ khác là nó đi sâu hơn vào công việc tổng hợp các dữ liệu theo yêu cầu của công ty bao gồm: Vận hành, sản xuất, kinh doanh, xử lý thông tin phục vụ cho mục đích của công ty, doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý hiện nay đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, công ty. Nó liên quan đến từng khâu tổ chức, điều hành, sắp xếp các chính sách, quy định của một tổ chức một cách chính xác nhất.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về thiết kế, phương pháp quản trị, vận hành hệ thống thông tin. Phân tích dữ liệu chính xác, kết nối trực tiếp giữa các bên liên quan trong công ty, doanh nghiệp với các chuyên gia về công nghệ thông tin.

03 nhóm kiến thức chính của ngành MIS

Tùy từng trường mà bạn sẽ được học thêm các môn học khác nhau. Các môn cơ sở này sẽ giúp các bạn có được những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ thông tin. Nếu nắm vững các kiến thức này, các bạn có thể tự tin phát triển theo nhiều hướng khác nhau như: Business analyst, System analyst, Data analyst, Developer…

Với các môn chuyên sâu này, các bạn sẽ thường gặp ở các dự án thực tế.

Ưu điểm của ngành hệ thống thông tin quản lý là các bạn được đào tạo cả 2 mảng về kinh doanh và kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin. Đây là một lợi thế lớn khi các bạn bắt đầu với nghề BA. Người BA sẽ phải giao tiếp với những bên liên quan khác nhau trong dự án nên cần hiểu được ngôn ngữ cả về nghiệp vụ kinh doanh, kiến thức về cntt để khơi gợi, phân tích yêu cầu tốt, từ đó kết hợp để đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.

Ngành CNTT sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như khóa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, truyền thông và mạng máy tính…Mỗi ngành đào tạo lại học những kiến thức chuyên sâu khác nhau.

Các môn học thường được đào tạo trong ngành CNTT như:

Các môn học thường được đào tạo trong ngành CNTT

Tùy và từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học thêm các môn học khác nhau. Về cơ bản sinh viên học ngành này sẽ có ưu điểm đó là hiểu rõ được kiến thức về công nghệ thông tin, cách xây dựng, vận hành, bảo trì, phát triển các hệ thống phần mềm. Trực tiếp tham gia xây dựng các phần mềm để giải quyết các bài toán thực tế. Sinh viên học CNTT sẽ có nhiều lợi thế khi ra trường làm nghề Business analyst. Dễ dàng giao tiếp với bộ phận kỹ thuật, có khả năng đánh giá, đề xuất các nghiệp vụ kỹ thuật.

Các bạn học CNTT hoặc đã làm các vị trí như lập trình viên, kiểm thử phần mềm,..khi chuyển qua BA thì cần bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng mềm cốt lõi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngành kinh tế gồm những ngành liên quan tới quản trị, tài chính, kế toán/kiểm toán, ngân hàng.

Quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing,… Ngành này cung cấp kiến thức rất rộng và kĩ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai.

Học ngành này các bạn sẽ có các kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm.

Các ngành chính thuộc nhóm kinh tế

Tùy các trường hai ngành này có thể gộp lại học tách ra. Tuy nhiên, công việc sau này của hai ngành này tương đối giống nhau. Cũng làm việc với sổ sách và các con số nhưng kiểm toán là người kiểm tra công việc của người làm kế toán.

Các bạn sinh viên học trong các nhóm ngành này có được kiến thức cơ bản về quản trị, kế toán, tài chính, kiểm toán. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi các bạn làm BA. Các bạn sẽ hiểu được nghiệp vụ kế toán, tài chính ở các tổ chức. Cách vận hành và quản trị doanh nghiệp.

Nhược điểm của nhóm ngành này là các bạn thiếu các kiến thức nền tảng về CNTT nên sẽ khó khăn trong việc lấy yêu cầu, phân tích và đưa ra các giải pháp chuyên sâu về kỹ thuật. Trong quá trình làm BA các bạn có thể tự học bổ sung các kiến thức CNTT hoặc các khóa học chuyên sâu BA.

là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của

quốc tế. Ngoài các khóa học public,

còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất.