Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn khi định mức báo cáo quyết toán hải quan, tham khảo dịch vụ uy tín từ InterLOG, với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm.

Những nhận định sai và rủi ro tiềm ẩn khi xây dựng định mức trong doanh nghiệp

Chỉ một sai sót nhỏ trong việc định mức báo cáo quyết toán hải quan cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ tin cậy của thông tin tài chính mà doanh nghiệp khai báo với cơ quan thẩm quyền.

Dưới đây tổng hợp một vài nhận định sai, làm giảm tỷ lệ thành công của báo cáo quyết toán hải quan:

Từ những nhận định chưa đúng đắn kể trên dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn như:

Tất cả những trường hợp này đều quy về lỗi không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu, tài liệu, chứng từ, dữ liệu… được yêu cầu. Lúc này, cơ quan hải quan có thẩm quyền tiến hành ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật.

Hướng dẫn báo cáo quyết toán và thông báo định mức thực tế với vật tư tiêu hao, công cụ, dụng cụ nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa

Theo Công văn số 3304/TCHQ-GSQL ngày 27/5/2019 của Tổng cục Hải quan về về việc hướng dẫn khai hải quan và báo cáo quyết toán quy định:

Vật tư tiêu hao là tập hợp tất cả nguyên liệu, vật tư, linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công, sản xuất nhưng không chuyển hóa hoặc cấu thành sản phẩm xuất khẩu. Chẳng hạn, phấn may quần áo, thước đo trong công nghiệp may mặc; hóa chất làm sạch vi mạch trong công nghiệp điện tử; hóa chất phủ bóng đá hoa cương trong công nghiệp xây dựng…

Theo đó, mã loại hình khai hải quan khi nhập khẩu vật tư tiêu hao là:

Còn về việc nộp báo cáo quyết toán hải quan và định mức thực tế đối với vật tư tiêu hao, doanh nghiệp dựa vào quy định tại Điều 55, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35, khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

Công cụ, dụng cụ là tập hợp những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng được quy định đối với tài sản cố định như các đà giáo, ván, khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp; búa, kìm, cờ lê, mỏ lết; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc…

Trước tiên, về loại hình khai hải quan khi nhập khẩu công cụ, dụng cụ, doanh nghiệp cần lưu ý:

Đối với việc nộp định mức và báo cáo quyết toán hải quan thực tế với công cụ, dụng cụ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC như sau:

Để báo cáo quyết toán hải quan và định mức chuẩn xác, nhanh chóng hơn, Quý khách hàng có thể cân nhắc sự hỗ trợ từ dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan chuyên nghiệp, uy tín của InterLOG - Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics và tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện với gần 20 kinh nghiệm thực tế. Tính đến hiện tại, hơn 85% tập đoàn và nhà máy FDI tin chọn dịch vụ từ InterLOG vì:

Qua bài viết trên, hy vọng Quý khách đã nắm rõ những thông tin liên quan đến định mức báo cáo quyết toán hải quan. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách vui lòng để lại thông tin cho InterLOG TẠI ĐÂY.

(HQ Online) - Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, những vấn đề như quản lý nguyên vật liệu, vật tư hay báo cáo quyết toán luôn được doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất quan tâm. Mới đây, Cục Hải quan Hà Nội đã trả lời nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan đối của doanh nghiệp chế xuất.

Công ty TNHH Bút chì Mitsubishi Việt Nam nêu vấn đề: Công ty là doanh nghiệp chế xuất, trước khi xuất sản phẩm xuất khẩu thì bán thành phẩm phải qua một công đoạn gia công. Công ty thuê thương nhân nước ngoài thực hiện hợp đồng gia công sau đó nhập về và xuất khẩu theo loại hình E42. Doanh nghiệp đặt câu hỏi, hợp đồng gia công phải đăng ký trước định mức tiêu hao với cơ quan Hải quan không? Khi thực hiện báo cáo quyết toán, doanh nghiệp phải khai báo định mức thực tế là định mức tạo thành sản phẩm xuất khẩu, bao gồm: định mức sản xuất ra bán thành phẩm trước khi đưa đi gia công và định mức sau khi gia công hay phải khai báo tách định mức theo từng phần?

Trả lời vấn đề của doanh nghiệp, Cục Hải quan Hà Nội đề nghị công ty nghiên cứu quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hợp đồng gia công, theo đó hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải bao gồm tối thiểu 10 điều khoản. Trong đó có nội dung về định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công. Công ty có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công lại cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất thuê gia công ở nước ngoài thì phải nộp báo cáo quyết toán theo Điều 69a Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 47 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, như vậy hết năm tài chính doanh nghiệp phải nộp 2 báo cáo quyết toán gồm: nhận gia công và thuê gia công ở nước ngoài và định mức của từng báo cáo quyết toán đó.

Liên quan đến vấn đề quản lý nguyên vật liệu, vật tư thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long đặt câu hỏi: Do doanh nghiệp sử dụng 2 hệ thống quản lý nên mã nguyên liệu, vật tư, sản phẩm có khác giữa các phòng Kế toán, Kho và Phòng xuất nhập khẩu. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần khai báo mã với cơ quan Hải quan như thế nào và cách lưu trữ ra sao để chứng minh với cơ quan Hải quan nếu có kiểm tra sau thông quan?

Về vấn đề này, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, căn cứ Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC: “Trường hợp quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân có sử dụng mã nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm khác với mã đã khai báo trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, xuất khẩu sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải xây dựng, lưu giữ bảng quy đổi tương đương giữa các mã này và xuất trình khi cơ quan Hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình”. Do đó, công ty cần nghiên cứu và thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, mã nguyên liệu, vật tư là do doanh nghiệp khai báo và thống nhất. Khi xuất trình cho cơ quan Hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm lập và quy đổi mã từ mã khai báo trên tờ khai hải quan, mã xuất nhập khẩu, mã kho và kế toán. Doanh nghiệp cần lập bảng và theo dõi các mã thống nhất, quy đổi giữa các bộ phận.

Ngoài ra, có doanh nghiệp nêu vấn đề mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn bán hàng hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội địa để làm thủ tục hải quan?

Trả lời vấn đề trên, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau: “a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan””.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, “thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Bên cạnh đó, căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về việc sử dụng chứng từ thay thế hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp chế xuất, trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, người khai hải quan chưa phát hành hóa đơn bán hàng do chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa thì nộp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thay cho hóa đơn bán hàng.

(Xây dựng) - Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thì việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng (hợp đồng tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó.

Ông T.Đ.S (Lạng Sơn) đang công tác tại một đơn vị tư vấn xây dựng, trong quá trình thanh toán chi phí thiết kế, chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật có vướng mắc như sau:

Theo quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật là 1.678.875.916 x 3,6% = 60.493.533 đồng. Trong quá trình trình thẩm tra quyết toán, chi phí xây lắp được quyết toán là 1.647.845.000 đồng. Đơn vị thẩm tra cho rằng giá trị quyết toán là 1.647.845.000 x 3,6% = 59.332.420 đồng.

Ông S. hỏi, trong trường hợp này thì phải quyết toán chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật như thế nào mới đúng? Khi nào chi phí thiết kế được giữ nguyên, khi nào được tăng thêm và khi nào bị cắt giảm so với dự toán đã được phê duyệt?

Trong các trường hợp chi phí xây lắp bị cắt giảm do giảm giá khi đấu thầu, do làm không đúng yêu cầu kỹ thuật thiết kế dẫn đến quyết toán bị giảm giá và nhiều lý do khác mà không do bên thiết kế thì chi phí thiết kế có bị giảm xuống không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Nội dung câu hỏi chưa nêu rõ về nguồn vốn sử dụng để đầu tư cho dự án nên Bộ Xây dựng chưa đủ cơ sở để trả lời chi tiết câu hỏi của ông.

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thì việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng (hợp đồng tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó.

Việc quyết toán dự án hoàn thành của dự án thực hiện theo quy định của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.