Thẻ an toàn làm việc trên cao là gì? Có bắt buộc với những người làm việc trên cao hay không? Điều kiện để cấp thẻ an toàn làm việc trên cao? Thời gian huấn luyện an toàn lao động leo cao là bao lâu?Đó là những vướng mắc khi các công ty làm hồ sơ cho công nhân, người lao động làm việc trên cao.

CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI LAO ĐỘNG TRÊN CAO

Quy tắc đầu tiên, luôn phải đeo dây an toàn trong mọi tình huống. Dây an toàn phải được mua từ các hãng có thương hiệu uy tín. Dây đeo an toàn cần phải để nơi khô ráo thoáng mát, bảo quản đúng quy tắc. Mỗi công nhân cần một dây an toàn phù hợp, hạn chế dùng chung dây an toàn. Trước khi sử dụng dây an toàn để làm việc trên cao cần phải kiểm tra kỹ càng. Dây dùng lâu ngày chất lượng sẽ bị giảm cần thay thế dây mới.

Quy tắc tiếp xúc ba điểm "cả hai chân bằng một tay hoặc cả hai tay bằng một chân" luôn quan sát xung quanh trước khi di chuyển. Làm việc trên cao là một công việc rất nguy hiểm mang tính rủi ro cao nếu chúng ta không chú ý đến an toàn lao động khi làm việc trên cao.

Phải định kỳ huấn luyện an toàn lao động khi làm việc trên cao cho công nhân, người lao động để mọi người luôn tuân thủ quy tắc và có kỹ năng làm việc trên cao, hạn chế thấp nhất rủi ro.

Ngày nay các tòa nhà cao tầng mọc lên rất nhiều ở khắp các thành phố trên cả nước, kéo theo đó là công việc lau kính, sơn sửa các tòa nhà. Công việc này luôn làm việc ở độ cao và yêu cầu

Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình làm việc trên cao. Luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo, thoải mái khi làm việc trên cao.

Việc tránh té ngã bắt đầu bằng một ý thức tỉnh táo về những nguy hiểm thường xảy ra khi làm việc trên cao. Thông thường cho rằng bất kỳ ai tiếp cận nơi làm việc của họ với sự hiểu biết rằng họ có thể bị thương hoặc thiệt mạng sẽ có nhiều khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa - hoặc sống sót an toàn - bị ngã.

Huấn luyện an toàn nhóm 4 được chính phủ quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và số 140/2018/NĐ-CP, chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm cả 6 nhóm đối tượng lao động chính. Trong bài viết này đơn vị An toàn Miền Nam sẽ trình bày cho bạn hơn về một số thông tin của chương trình đào tạo nhóm lao động này nhé!

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 4

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện, yêu cầu thực tế và chương trình khung huấn luyện đã được quy định, các đơn vị tổ chức huấn luyện, hoặc các doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện sẽ xây dựng tài liệu huấn luyện sao cho phù hợp.

Tài liệu huấn luyện an toàn nhóm 4 sẽ bao gồm những nội dung sau:

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc.

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

KHUNG ĐÀO TẠO VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 3

I Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

II Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

5 Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

III Nội dung huấn luyện chuyên ngành

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

IV Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

Huấn luyện an toàn nhóm 4 là gì?

Huấn luyện an toàn nhóm 4 thuộc 1 trong 6 nhóm huấn luyện an toàn lao động, đây là quá trình thực hiện các công tác đào tạo, giảng dạy cho người lao động những các kiến thức, kỹ năng cần thiết về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với vị trí công việc được giao cho các đối tượng người lao động thuộc nhóm 4.

Điều kiện của người tập huấn an toàn nhóm 4

Do nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, vì vậy yêu cầu người tập huấn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Có kinh nghiệm ít nhất V năm làm công việc xây dựng chính sách pháp luật, quản lý, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan doanh nghiệp, có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Có ít nhất năm đến bảy năm làm công việc liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp và phải tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện.

Ngoài những tiêu chuẩn trên, tùy vào từng nội dung huấn luyện sẽ có những tiêu chuẩn riêng như sau:

Người huấn luyện thực hành: trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc có thời gian làm việc thực tế ít nhất năm năm.

Người huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia trực tiếp vào công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ.

Người huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động:  trình độ bác sĩ trở lên và đáp ứng một số các tiêu chuẩn khác.

Theo quy định, người huấn luyện an toàn nhóm 4, định kỳ 02 năm phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức: chính sách, các quy định pháp luật, thông tin khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động ít nhất một lần.

Những người huấn luyện chuyên môn vệ sinh lao động, y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ không phải tham gia khóa tập huấn cập nhật này.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI CÓ THẺ AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO

Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì Nhóm 3 bao gồm: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong đó có: Lao động làm việc trên cao, lao động thao tác với các thiết bị điện, lao động vận hành máy...

Biểu phí huấn luyện an toàn nhóm 4

Đối với biểu phí huấn luyện an toàn nhóm 4 nói riêng và tất cả các nhóm đối tượng lao động khác nói chung chưa có một Nghị định hay Thông tư nào của nhà nước quy định về vấn đề này.

Và hiện nay, các đơn vị huấn luyện sẽ căn cứ dựa trên số lượng học viên để đưa ra biểu phí phí và những ưu đãi phù hợp. Ngoài ra để hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động, nhà nước cũng đã có những gói hỗ trợ kinh phí cho công tác huấn luyện an toàn lao động được quy định tại điều 32, Nghị định 88/2020/NĐ-CP.