Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo khi đến độ tuổi quy định phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hướng dẫn tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự

Tuổi đi nghĩa vụ quân sự phải được tính tròn ngày, tròn tháng, tròn năm. Công dân A có ngày tháng năm sinh là dd/mm/yyyy thì thời gian công dân đủ tuổi được tính cụ thể như sau:

Hết 25 tuổi (đủ 26 tuổi): dd/mm/(yyyy + 26)

Hết 27 tuổi (đủ 28 tuổi): dd/mm/(yyyy + 28)

Ví dụ: Trần Thanh Phong sinh ngày 25/06/2000. Vậy cách tính tuổi của Phong để đi nghĩa vụ quân sự như sau:

+ Đủ 18 tuổi: 25/06/(2000+18) = 25/06/2018

Vậy từ ngày 25/06/2018, Phong bắt đầu bước vào độ tuổi được gọi nhập ngũ.

+ Hết 25 tuổi: 25/06/(2000+26) = 25/06/2026

Vậy từ ngày 25/06/2026, Phong mới hết tuổi gọi nhập ngũ (trong trường hợp hết 25 tuổi).

+ Hết 27 tuổi: 25/06/(2000+28) = 25/06/2028

Nếu Phong thuộc trường hợp được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì đến hết ngày 5/06/2028, Phong mới hết tuổi gọi nhập ngũ.

Lưu ý: Trường hợp có hành vi nhằm trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự thì công dân có thể bị xử phạt vị phạt hành chính hoặc bị phạt tù, cụ thể như sau:

Phạt hành chính đến 4.000.000 đồng nếu trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 4, 5, 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, việc xử phạt vi phạm đối với một số hành vi nhằm trốn nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:

Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu: Phạt từ 200.000 - 600.000 đồng và buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng và buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng và buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự.

Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự: Phạt từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng và buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng: Phạt từ 1.500.000 - 2.500.000 đồng.

Có thể bị phạt tù đến 05 năm nếu trốn nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 332 Bộ luật hình sự quy định người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp phạm tội có hành vi tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Mọi công dân nam của Hàn Quốc trong độ tuổi từ 18 – 35, đảm bảo điều kiện sức khỏe bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, không có trường hợp ngoại lệ, dù là con chính trị gia hay người nổi tiếng. Đối với công dân nữ thì không bắt buộc nhưng được phép tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Về lý thuyết, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng đình chiến chứ không phải là đã kết thúc chiến tranh. Vì vậy, Hàn Quốc luôn trong tư thế cảnh giác cao độ, chuẩn bị sẵn sàng phòng trường hợp chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là lý do chính tại sao luật nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc lại hà khắc như vậy.

Luật nghĩa vụ quân sự mới nhất của Hàn Quốc có 1 số điểm đáng chú ý sau:

Khi tròn 18 tuổi, mọi công dân nam bắt buộc phải ghi danh nhập ngũ. Khi tròn 19 tuổi, các nam thanh niên sẽ đi khám sức khỏe. Nếu đủ điều kiện sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự thì họ có thể lựa chọn đi ngay hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và miễn sao thực hiện trong độ tuổi nhập ngũ là được.

Nam thanh niên Hàn Quốc thường nhập ngũ trước hoặc sau khi học đại học. Bởi vì khi đi xin việc, giấy tờ chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quân sự cực kỳ quan trọng, là “thẻ bài” ưu tiên, giúp họ có lợi thế hơn so với các ứng viên chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Mặt khác, các công ty, tập đoàn cũng không muốn nhận những người chưa nhập ngũ vì lo sợ trong quá trình làm việc nhân viên sẽ nghỉ làm giữa chừng để thực hiện nghĩa vụ, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc chung.

Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ quân sự là bình đẳng, không ai có thể trốn tránh trách nhiệm này. Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự là rất ít, chủ yếu là:

Hiện nay, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Hàn Quốc đã được rút ngắn, cụ thể như sau:

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trong 6 năm tiếp theo, các binh sĩ sẽ nằm trong danh sách quân nhân dự bị, sẵn sàng được điều động bất cứ lúc nào. Mỗi năm đều sẽ tham gia các khóa tập huấn để ôn luyện lại kĩ năng chiến đấu.

Tổng lương và trợ cấp của binh lính Hàn Quốc trong năm 2020 sẽ là:

Đối với những người trốn nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc sẽ bị lưu ghi vào hồ sơ hình sự và có thể đối mặt án tù 18 tháng và họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xin việc làm.

Kể từ tháng 01/2020, đối với những công dân Hàn Quốc từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do “lương tâm hoặc tín ngưỡng tôn giáo” sẽ được thẩm định hồ sơ tại Ủy ban Thẩm định của Cơ quan Quản lý Nhập ngũ và Thực hiện Nghĩa vụ Quân sự (MMA). Họ sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự bằng hình thức phục vụ công ích trong trại giam, kéo dài 36 tháng.

Đã có rất nhiều người nổi tiếng ở Hàn Quốc bị lụi bại sự nghiệp vì trốn nghĩa vụ quân sự. Năm 2012, ca sĩ Steve Yoo (Yoo Seung Joon) bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Hàn Quốc. MC Hong (Sin Dong Hyun) bị kết án 6 tháng tù giam, 1 năm quản chế, cấm xuất hiện trong các chương trình giải trí vì gian dối, tìm mọi cách để trì hoãn nghĩa vụ quân sự.

Kể từ năm 2009, những người thuộc diện con lai Hàn Quốc hoặc con em của các gia đình đa văn hóa không còn được miễn nhập ngũ nữa. Theo Luật nghĩa vụ quân sự Hàn Quốc, các đối tượng này cũng là công dân của Hàn Quốc nên cần phải bình đẳng như mọi thanh niên khác, không có ngoại lệ.

Với những công dân nam trên 18 tuổi có 2 quốc tịch sẽ có 2 lựa chọn: