Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 16/2022NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng không?

Căn cứ theo Điều 96 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện hành nghề đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng như sau:

Như vậy, giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với từng hạng như quy định trên.

Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng không? (Hình từ Internet)

Tuyển dụng: Trưởng Đoàn Tư vấn Giám sát

LIÊN HỆ: BAN HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

Điện thoại: 0333048082 hoặc 0243 2080 666 (máy lẻ 127)

Email: [email protected]

a. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;

b. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm :

c. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm :

d. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm :

Tư vấn giám sát là gì? Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng?

Tư vấn giám sát (Supervision consultancy) là gì? Tư vấn giám sát tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng? Quyền hạn của tư vấn giám sát?

Trên các công trường xây dựng mọi người thường hay biết đến các chủ thể gồm có chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây lắp, tổng thầu, thầu phụ. Các công trường xây dựng cũng thường chỉ quảng bá hình ảnh của đơn vị thi công xây dựng và chủ đầu tư công trình. Tuy nhiên, còn có một thành phần cũng rất quan trọng tham gia vào dự án là đơn vị tư vấn giám sát. Tư vấn giám sát là công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong công tác xây dựng. Một công trình có tốt và đảm bảo chất lượng hay không cần có bộ phận tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tận tâm với công việc. Vậy, tư vấn giám sát là gì? Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng? 1. Tư vấn giám sát là gì? Tư vấn giám sát là công việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Theo đó, giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm: – Giám sát thi công xây dựng; – Công tác lắp đặt thiết bị đối với các thiết bị xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình. Và tư vấn giám sát bao gồm các hoạt động như: – Nghiệm thu xác nhận khi công trình xây dựng đã thi công xong và đảm bảo đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật xây dựng. Đảm bảo công trình chất lượng và đúng tiến độ. – Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng theo những điều khoản đã ký trong hợp đồng. – Đề xuất với chủ đầu tư công trình những bất hợp lý, vấn đề phát sinh về thiết kế để kịp thời có biện pháp sửa đổi. – Từ chối nghiệm thu công trình khi công trình không đạt yêu cầu về chất lượng. Như vậy, việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu tư vấn giám sát xây dựng công trình. Tư vấn giám sát tiếng Anh có nghĩa là: Supervision consultancy.

2. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng: Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình xây dựng sẽ bao gồm những công việc sau đây: •    Giám sát về chất lượng công trình: Đảm bảo các hạng mục công trình được thi công theo đúng kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế; •    Giám sát về khối lượng, giá thành nguyên vật liệu: Tiến hành theo dõi, thống kê số lượng đầu vào, đầu ra, đáp ứng vật tư và vật liệu theo đúng tiến độ công trình; •    Giám sát tiến độ: Bảo đảm công trình đúng tiến độ theo lộ trình đã đề ra theo từng giai đoạn, từng hạng mục và cả công trình; •    Giám sát về an toàn lao động: Đảm bảo đơn vị thi công công trình xây dựng có trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồng phục theo tiêu chuẩn an toàn lao động; •    Giám sát vệ sinh môi trường: Giám sát, bảo đảm các vấn đề về vệ sinh môi trường. Quá trình thi công công trình không ảnh hưởng tới các khu vực gần công trình xây dựng; Ngoài ra, kiểm tra các điều kiện khởi công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng sẽ có các trách nhiệm sau đây: + Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, quyết toán vốn đầu tư xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án PPP, việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. + Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án; + Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật; + Thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy định tại Điều 61 của Luật đầu tư. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: – Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; – Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống toàn bộ quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; – Giám sát tiến độ thi công, theo dõi kế hoạch tiến độ thi công để thực hiện việc giám sát chất lượng xây lắp kịp thời. – Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm kỹ thuật, chất lượng và chất lượng an toàn của đơn vị thi công phát hiện phát hiện kịp thời những sai phạm trong công tác xây dựng, thiết kế, lập bản vẽ và thi công công trình. Để thuận lợi hơn thì có thể phối hợp với các đơn vị lắp ráp để kịp thời phát hiện sai sót ngăn ngừa những tổn thất không đáng có xảy ra. – Những khối lượng thực hiện mà Tư vấn giám sát và KTB chưa thống nhất đánh giá tình trạng chất lượng thì Tư vấn giám sát phải kịp thời đề đạt lên Ban Quản lý dự án không để ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình. – Các bộ phận công trình sẽ bị che lấp hoặc những bộ phận quan trọng chủ yếu của công trình phải được kiểm tra đánh giá chất lượng công tác xây lắp đã hoàn thành, nghiệm thu bộ phận đó trước khi che lấp để thi công các công việc tiếp theo. – Tham gia giải quyết hoặc giám sát việc xử lý các sự cố chất lượng công trình (nếu có) tùy theo tình hình, yêu cầu cụ thể và nhiệm vụ được phân công. – Tư vấn giám sát phải ghi vào nhật ký công trình hoặc lập các biên bản hiện trường, biên bản giải quyết kỹ thuật những vấn đề sau: + Sự sai phạm so với thiết kế, các thiếu sót và các vi phạm những điều kiện kỹ thuật trong công tác xây lắp. + Các yêu cầu cụ thể, biện pháp khắc phục các khuyết tật; các sai phạm so với thiết kế và sự vi phạm các điều kiện kỹ thuật xác định rõ yêu cầu về thời gian để khắc phục các thiếu sót đó. Ghi rõ xử lý lần 1, xử lý lần 2. Sau lần yêu cầu thứ 2 mà đơn vị xây lắp vẫn chưa khắc phục triệt để thì phải kiến nghị ngay với cấp trên trực tiếp để yêu cầu xử lý. + Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đề xuất của tổ chức xây lắp đã được thiết kế chấp nhận bằng văn bản và của cán bộ giám sát tác giả thuộc cơ quan thiết kế. + Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đề xuất của tổ chức xây lắp đã được thiết kế chấp nhận bằng văn bản và của cán bộ giám sát tác giả thuộc cơ quan thiết kế. + Những dữ kiện cơ bản xảy ra trong ngày như thời tiết, diễn biến công tác ở từng vị trí, nhận xét qua sự chứng kiến công tác về tình hình chất lượng thi công công trình; ý kiến của những người liên quan đến công tác thi công và ý kiến giải quyết của tư vấn thiết kế và ý kiến của giám sát của nhà thầu. – Tham gia vào các cuộc họp trao đổi về: Các biện pháp khắc phục sai lỗi, các kết cấu phức tạp, quan trọng cần quan tâm đặc biệt khi thi công (do tổ chức thiết kế trình bày). Hoặc giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình. – Tư vấn giám sát là thành viên tham gia tiểu ban kỹ thuật của Hội đồng nghiệm thu cơ sở; kiểm tra, nghiệm thu bộ phận; hạng mục công trình và toàn bộ công trình. – Tư vấn giám sát tiến hành kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công; – Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của quy trình này; – Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; – Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế kiến nghị Ban Quản lý dự án; Tư vấn thiết kế điều chỉnh; – Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; – Tư vấn giám sát có trách nhiệm bảo quản các tài liệu được thiết lập trong quá trình xây, lắp sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công (nếu có), biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công để bàn giao cho tổ chức tiếp nhận đưa công trình vào sử dụng và cơ quan lưu trữ quản lý. – Các Tư vấn giám sát có nhiệm vụ báo cáo tình hình, chất lượng bộ phận, hạng mục công trình mình phụ trách theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng 6 tháng, năm cho Ban Quản lý dự án.

3. Quyền hạn của tư vấn giám sát: Yêu cầu các đơn vị thi công công trình thực hiện đúng thiết kế được duyệt tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và chế độ thể lệ quản lý xây dựng cơ bản. Ý kiến của Tư vấn giám sát ghi trong nhật ký công trình là một yêu cầu bắt buộc các đơn vị thi công phải xem xét giải quyết thỏa đáng, kịp thời. Không nghiệm thu xác nhận những khối lượng xây lắp và đề nghị không thanh toán các dạng khối lượng sau: – Các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế mà chưa được xử lý thỏa đáng, không đảm bảo chất lượng. – Các khối lượng chưa được kiểm tra, nghiệm thu. – Các công tác xây lắp đã hoàn thành có sử dụng các loại vật liệu không đảm bảo yêu cầu của thiết kế. Ngừng có thời hạn phần việc xây lắp không bảo đảm chất lượng hoặc phát hiện các biến dạng đáng ngờ, có nguy cơ xảy ra sự cố đột biến đồng thời phải báo cáo nhanh cho Ban Quản lý dự án cho lãnh đạo đơn vị xây lắp, thiết kế biết để giải quyết và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

4.    Trách nhiệm của tư vấn giám sát Tư vấn Giám sát hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Quản lý dự án và pháp luật về việc: – Xác nhận không đúng với tổ chức xây lắp các khối lượng đã thực hiện không đúng thiết kế, không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu công tác xây lắp không đảm bảo chất lượng. – Lập biên bản không đúng với thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ thuật. – Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ. – Các quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. – Tư vấn giám sát không được phép kiêm nhiệm các công trình của tổ chức xây lắp hoặc tổ chức thiết kế công trình mình phụ trách hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng của các cơ quan này giao cho. – Tư vấn giám sát không được tự ý quyết định cho thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình xây dựng. Việc thay đổi thiết kế chỉ tiến hành theo thủ tục đã được quy định. – Ngoài ra, Tư vấn giám sát còn có trách nhiệm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công thi công đúng tiến độ và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật Nhà nước về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.