Hạn Mức Chỉ Định Thầu Rút Gọn 2024
Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, xây dựng bếp ăn tình thương có giá 300 triệu đồng từ Quỹ người nghèo do Sở Y tế cấp. Vậy đơn vị tôi có được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn không?
Quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu gói mua sắm thường xuyên
BƯỚC 1: Phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT)
Sau khi có quyết định phê duyệt tiến độ thực hiện kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện, đơn vị chủ trì lập danh sách các nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, nêu rõ thời gian thực hiện, giá trị thực hiện, phối hợp với Phòng KH đồng trình Lãnh đạo ĐV ký Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để thực hiện. Hồ sơ kèm theo đề xuất của đơn vị thực hiện bao gồm:
Văn bản đề xuất: danh sách các nội dung mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, nêu rõ thời gian thực hiện, giá trị thực hiện
03 Báo giá để làm căn cứ tham khảo phê duyệt giá gói thầu – Bản chính
BƯỚC 2: Đăng thông tin KHLCNT lên mạng thông tin điện tử
Phòng KH gửi Trung tâm TH đề nghị đăng thông tin trên Mạng đấu thầu quốc gia và trang thông tin điện tử của ĐV Quyết định phê duyệt KHLCNT. Thời gian đăng tối đa 7 ngày làm việc kể từ khi ban hành Quyết định phê duyệt KHLCNT (Theo Khoản 1, Điều 9 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT)
BƯỚC 4: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và đăng tải quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở Biên bản của Tổ chấm thầu và biên bản thương thảo Hợp đồng, Phòng KH và đơn vị chủ trì phối hợp đồng trình Lãnh đạo ĐV ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
Sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, Phòng KH gửi Trung tâm TH đề nghị đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia và trang thông tin điện tử của ĐV. Thời gian đăng tải: Tối đa 07 ngày làm việc từ khi có Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (Theo Khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT).
Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị chủ trì phối hợp với Phòng KH và đơn vị trúng thầu để thực hiện dự thảo Hợp đồng trình Lãnh đạo hai bên ký Hợp đồng thực hiện.
⇒ Thời gian thực hiện chỉ định thầu rút gọn kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu của tổ chức đến ngày ký kết hợp đồng không được quá 45 ngày. Đối với những gói thầu có quy mô lớn, phức tạp thì thời gian không được quá 90 ngày.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán tổng hợp cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là chia sẻ thông tin chi tiết Trung tâm Kế Toán Việt Hưng về quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu mong rằng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình làm việc của mình hiệu quả nhất tại website, Fanpage và kênh Youtube của Kế Toán Việt Hưng nhé.
Quy trình lựa chọn nhà thầu theo chỉ định thầu được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 có quy trình lựa chọn nhà thầu theo chỉ định thầu được thực hiện theo các bước sau đây:
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có).
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Đối với gói thầu gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng. Người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu.
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Gói thầu mua sắm thường xuyên áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu
Căn cứ Điều 56 Mục 1 Chương V tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
Căn cứ Điều 73 Mục 2 Chương VII tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Điều 73. Nội dung mua sắm thường xuyên
Nội dung mua sắm thường xuyên (trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh) bao gồm:
1. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
2. Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
3. Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
4. May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
5. Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
6. Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
7. Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
8. Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
9. Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;
10. Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
11. Các loại hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
⇒ Gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 100 triệu đồng ngoài hình thức chỉ định thầu còn áp dụng được hình thức đấu thầu chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn.
Chỉ định thầu rút gọn có cần hồ sơ yêu cầu?
TRẢ LỜI: Theo Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể về việc chỉ định rút gọn thầu không cần phải lập hồ sơ yêu cầu như chỉ định thầu thông thường, chỉ cần gửi cho bên mời thầu dự thảo hợp đồng. Các nội dung trong dự thảo hợp đồng bao gồm phạm vi công việc, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian để thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo cũng như hoàn thiện hợp đồng.