Phát Cường Cần Thơ
Melde dich an, um fortzufahren.
CẦN DOANH NGHIỆP CÓ ĐỦ TẦM ĐỨNG RA KẾT NỐI
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, ông Hải cho rằng trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp căn cơ đã và đang được thực hiện, thì giải pháp cần tập trung triển khai mạnh chính là củng cố, tăng cường các mối liên kết trong ngành.
Cụ thể, cần tăng cường thực hiện liên kết các vùng kinh tế, gồm liên kết liên vùng và nội vùng trong xây dựng hệ thống logistics. Hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông và trung tâm logistics phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, thực thi cơ chế chính sách về hoạt động logistics và các chính sách hỗ trợ khác.
"Để ngành logistics phát triển, cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Qua đó, tạo sự thống nhất, đồng bộ quan điểm quản lý, xây dựng và thực thi chính sách phát triển ngành cũng như xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp một cách nhanh chóng nhất", ông Hải đề xuất.
Sự phối hợp, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thông qua cầu nối là các hiệp hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, cần tăng cường liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp logistics và các hiệp hội ngành hàng, giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ ngành logistics. Phát triển các chương trình đào tạo liên kết nhà trường và doanh nghiệp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp phát triển đội ngũ nhân lực logistics chất lượng cao, tay nghề tốt, đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc ngay khi ra trường.
"Việc tăng cường hợp tác, liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng, giữa các hiệp hội, doanh nghiệp là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và có thể thực hiện được. Điều quan trọng là cần có những doanh nghiệp, cá nhân có đủ tâm, đủ tầm, đủ nhiệt huyết, uy tín, tích cực đứng ra kết nối, từ đó có hợp tác lâu dài, giúp ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển bền vững", ông Hải nhấn mạnh...
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 28-2023 phát hành ngày 10-07-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Bên cạnh du lịch sông nước, thành phố Cần Thơ xác định du lịch MICE là sản phẩm chính cần được đầu tư.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ nhận Cờ thi đua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
TTXVN - Thời gian tới, Cần Thơ cần chú trọng định hướng phát triển du lịch theo hướng sinh thái, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, trong đó nhấn mạnh đến du lịch sông nước và du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, triển lãm…). Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/1.
Định hướng trên được Cần Thơ triển khai thời gian qua nhưng kết quả chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, thời gian tới, các quận, huyện cần chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên thế mạnh của mình. Ninh Kiều khai thác thế mạnh du lịch MICE. Phong Điền khai thác tiềm năng trở thành đô thị sinh thái. Cái Răng phát huy thế mạnh sông nước với Đề án Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng…
Đối với loại hình du lịch sông nước, Cần Thơ có chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Ðiền, là các điểm đến trong định hướng chiến lược phát triển du lịch đường sông của thành phố. Du lịch Cần Thơ sẽ có nhiều sản phẩm khai thác từ thế mạnh đường sông, như: Du thuyền Victoria Mekong với tuyến đường sông cao cấp Cần Thơ - Châu Đốc - Phnôm Pênh; tàu cao tốc Mai Linh Express tuyến Cần Thơ - Côn Đảo; tour du lịch xuôi dòng Mekong của Công ty Vietravel kết hợp tham quan, ăn uống về đêm tại khu vực chợ đêm bến Ninh Kiều…
Du lịch sông nước được định hướng chú trọng xây dựng theo hướng du khách được trải nghiệm nét sinh hoạt đặc trưng của bà con trên chợ nổi, cuộc sống của người dân gắn với ruộng vườn trên các cù lao, vùng đất ven sông… Do đó, các sản phẩm sẽ được khai thác dựa trên lợi thế dọc theo sông Hậu, sông Cần Thơ và hệ thống cồn, cù lao.
Cần Thơ hiện có các cụm du lịch sông nước trải nghiệm đời sống người dân đặc sắc đang và sẽ đưa vào hoạt động như: Mô hình du lịch nông nghiệp và cộng đồng tại cồn Sơn (quận Bình Thủy); tour du lịch trải nghiệm chèo xuồng dọc các dòng kênh, xuyên qua vườn cây trái, tát ao bắt cá…tại cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt)…
Bên cạnh du lịch sông nước, thành phố xác định du lịch MICE là sản phẩm chính cần được đầu tư. Thành phố hiện có gần 650 cơ sở lưu trú với hơn 11.000 phòng, trong đó khách sạn từ 1-5 sao trên 130 cơ sở. Các hạ tầng về giao thông, chuỗi hệ thống trung tâm thương mại… đều được đánh giá là phù hợp và nhiều tiềm năng phát huy thế mạnh du lịch MICE.
Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho các cá nhân. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Trên cơ sở này, thành phố có Đề án “Phát triển mô hình du lịch MICE tại thành phố Cần Thơ”. Trong đó nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng du lịch MICE của Cần Thơ và đề ra giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Với đề xuất từ đề án, ngành Du lịch thành phố xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể phát triển du lịch MICE...
Bên cạnh hai sản phẩm du lịch chính, Cần Thơ chú trọng phát triển sản phẩm khác dựa trên tài nguyên bản địa, góp phần tạo sự đa dạng cho hệ thống sản phẩm du lịch thành phố. Tiêu biểu là các tour du lịch về nguồn hiện được đẩy mạnh tại quận Bình Thủy. Các tour này dựa trên thế mạnh Bình Thủy có hệ thống chùa, nhà cổ… lâu đời, mang giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Bên cạnh đó là loại hình du lịch nông nghiệp, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm làm vườn cũng như thưởng thức nông sản tươi ngon ngay tại vườn. Mô hình này đang được đẩy mạnh tại các địa bàn có nhiều lợi thế về nông nghiệp như, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Ðỏ, Vĩnh Thạnh.
Năm 2023, thành phố đón gần 6 triệu lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ du lịch đạt 5.420 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch ngày càng sâu rộng đến các thị trường trọng điểm du lịch trong cả nước. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến, quảng bá gắn với sự kiện, lễ hội cấp vùng, quốc gia và quốc tế thu hút đông đảo khách du lịch.
Năm 2024, ngành tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2030” phù hợp tình hình thực tế.
Ngành phối hợp xây dựng đề cương Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia văn hóa chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tiếp tục phối hợp thực hiện Đề án phát triển du lịch phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt). Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp khảo sát, đánh giá nhằm công nhận và tái công nhận điểm du lịch tiêu biểu năm 2024.
Bên cạnh đó, ngành tổ chức khảo sát, đánh giá và tư vấn xây dựng điểm đến du lịch, mô hình du lịch, sản phẩm du lịch và các dịch vụ bổ trợ nhằm hỗ trợ khu, điểm du lịch khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch; phối hợp doanh nghiệp du lịch lữ hành xây dựng chương trình tham quan du lịch gắn với điểm đến nhằm khai thác hiệu quả chuỗi sản phẩm, dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ngành triển khai thực hiện Kế hoạch hợp tác, liên kết phát triển du lịch Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024; kết nối xây dựng chương trình du lịch liên kết giữa thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố phát triển mạnh về du lịch và các địa phương có ký kết hợp tác, liên kết phát triển du lịch…/.